166
BỘ SÁCH KỂ CHUYỆN DANH NHÂN VIỆT NAM
VNQD đảng tiếp tục dấn sâu vào vào
các vụ khác như ám sát bọn chó săn
hoặc những tên hèn nhát phản đảng,
nhận tiền của mật thám để tìm bắt
các đồng chí...
Thực dân Pháp càng điên tiết,
tiếp tục lùng sục bắt bớ những người
yêu nước. Đứng trước tình thế này,
VNQD đảng bàn với nhau không thể
ngồi yên để cho chúng đến bắt, mà
phải dốc hết lực lượng để đánh một
trận cuối cùng, cho dù “không thành
công cũng thành nhân”.
Ngày 17/9/1929, hai ông Nguyễn Thái Học và Nguyễn Khắc Nhu
đã triệu tập các ủy viên quân sự về dự hội nghị tại Lạc Đạo (một địa
điểm trên đường Hà Nội - Hải Phòng, giáp ranh địa phận Bắc Ninh
và Hưng Yên) để xác định phương thức hoạt động của đảng. Tại đây,
có hai chủ trương trái ngược đã nổ ra. Một phái đồng ý tiến hành bạo
động và một phái cho rằng nên cải tổ lại đảng. Theo nhà sử học Trần
Huy Liệu: “Mấy người có mặt trong cuộc hội nghị này thuật chuyện lại
rằng: mặc dầu lúc đó có hai chủ trương khác nhau nhưng cuối cùng,
vẫn không có một biểu quyết rõ ràng. Và có thể nói là không thảo luận
nữa. Vì uy thế của hai nhà lãnh tụ Nguyễn Thái Học và Nguyễn Khắc
Nhu đã lấn át cả hội nghị. Một đại biểu của phái cải tổ vừa lên tiếng
đã suýt bị bắn ngay. Kết quả là chủ trương bạo động được quyết định.
Phái cải tổ chỉ có thể phản đối một cách tiêu cực là nằm yên không
tham dự” (SĐD - tr. 38). Sau hội nghị này, VNQD đảng lập bản kế
hoạch tổng công kích với những điểm chính như: cùng một lúc đánh
vào những đô thị lớn và những nơi điểm yếu quân sự của Pháp; vũ
khí giết giặc là bom, đạn do mình chế tạo và tịch thu được của giặc;
lực lượng chiến đấu là những binh lính trong quân đội Pháp và những
đảng viên; quân kỳ trong cuộc khởi nghĩa là nửa đỏ, nửa vàng; quân
trang là quần áo ka ki vàng, đội mũ lưỡi trai, đi giày cao su, đeo băng
Phó Đức Chính - người chỉ huy đánh đồn
Thông (Sơn Tây)