184
BỘ SÁCH KỂ CHUYỆN DANH NHÂN VIỆT NAM
giản một điều, bếp Hoàng Cầm không hề... tỏa khói như mọi loại bếp
thông thường khác!
Như thế thì quả là lạ thật.
Người tiên phong sáng chế ra loại bếp này là người lính cụ Hồ có tên
Hoàng Cầm.
Trong hai cuộc chiến tranh thần thánh chống xâm lược Pháp, có một
sự trùng hợp ngẫu nhiên là có cả ba người chiến sĩ cùng mang tên Hoàng
Cầm. Người thứ nhất, nhà thơ Hoàng Cầm, tên thật Bùi Tằng Việt, sinh
năm 1922 tại Hà Bắc, tác giả kịch thơ Kiều Loan, Lên đường... và cũng là
người viết nên những vần thơ tuyệt vời như Bên kia sông Đuống, Lá Diêu
bông..., từng là trưởng Đoàn văn công Tổng cục Chính trị. Do nhà thơ
có ông bố làm thầy lang nên khi Bùi Tằng Việt lấy bút danh này nhiều
người liên tưởng đến tên một vị thuốc bắc, rất đắng- nhưng thật ra theo
ông thì “Hoàng Cầm có nghĩa là con chim vàng, cây đàn vàng, cây đàn
của hoàng tử”. Người thứ hai, thượng tướng Hoàng Cầm tên thật là Đỗ
Văn Cầm, sinh năm 1920 tại Hà Tây, Tư lệnh Quân đoàn 4, đã từng lập
được nhiều chiến công xuất sắc tại chiến trường Nam bộ. Và người thứ
ba, tên thật Hoàng Cầm, trong cuộc kháng chiến chống Pháp chỉ đứng
ở vị trí khiêm tốn là “anh nuôi”.
Do làm tốt nhiệm vụ “nuôi quân” nên trong Từ điển bách khoa Việt
Nam hoặc trong Từ điển bách khoa quân sự Việt Nam do Trung tâm từ điển
bách khoa quân sự Bộ Quốc phòng biên soạn tại vần B đã có hẳn một
mục “bếp Hoàng Cầm” nhằm giải thích cụm từ này: “Bếp dã chiến đào
dưới đất, đun bằng củi không bị lộ lửa, tránh địch phát hiện, do tiểu đội
trưởng nuôi quân Hoàng Cầm thuộc đội điều trị Sư đoàn 308 sáng tạo
ra. Bếp gồm: hố đặt nồi (chảo), hố ngồi nấu, hệ thống đường dẫn khói và
tản khói; rãnh thoát nước và mái che. Bếp Hoàng Cầm được sử dụng từ
trong chiến dịch Hòa Bình (1951 - 1952) và nhanh chóng phổ biến trong
toàn quân. Được cải tiến, hoàn thiện và sử dụng rộng rãi trong kháng
chiến chống Mỹ” (tr. 41).
Thiết nghĩ, những sự ghi nhận này là một vinh dự dành cho người
chiến sĩ.