186
BỘ SÁCH KỂ CHUYỆN DANH NHÂN VIỆT NAM
binh qua bốn năm chiến dịch. Do tình thương yêu đồng đội, anh đã
mày mò nẩy ra sáng kiến làm một kiểu bếp có thể nấu nướng ngay
cả ban ngày mà không sợ máy bay địch phát hiện” (tr.442). Sau này,
chính ông cũng cho biết: “Năm 1952, đơn vị tôi tham gia chiến dịch
Hòa Bình. Để giữ kỷ luật tránh lộ khói lửa, hầu hết các đơn vị bộ đội,
dân công phải thổi nấu từ đêm đến sáng sớm. Nấu xong, bếp phải
dội lửa cho tắt ngấm... để đến tối mới nấu bữa chiều. Nấu ăn ban
đêm cũng vất vả lắm. Nhiều lúc nồi cơm đang sôi, chợt có báo động
máy bay là phải lập tức đổ nước vào bếp cho tắt. Nấu được một bữa
cơm chín, mệt hơn đánh vật. Vì thế, ban ngày bộ đội đều phải ăn cơm
nguội. Anh em khỏe mà ăn cơm nguội đã khó ăn, huống chi anh em
yếu mệt, bị thương. Thấy anh em thương, bệnh binh phải ăn nguội,
Sơ đồ chiến dịch Hòa Bình
(1951-1952) thời điểm ra đời
bếp Hoàng Cầm