188
BỘ SÁCH KỂ CHUYỆN DANH NHÂN VIỆT NAM
một ý kiến làm cho bếp dần hoàn chỉnh, bảo đảm không lộ lửa khói dù
ban ngày hay ban đêm”
(1)
.
Như thế, trong cuộc chiến tranh ái quốc của nhân dân ta, đế quốc Pháp
không chỉ phải đương đầu với vũ khí hiện đại, lòng quả cảm vô song của
mỗi dân quân ta mà còn phải đối phó với bếp lửa nuôi quân. Vì khi bộ
đội được ăn no, ăn ngon thì sức chiến đấu tăng thêm bội phần. Đúng như
nhận định của Ban nghiên cứu lịch sử quân đội thuộc Tổng cục Chính
trị: “Đời sống tinh thần, vật chất của cán bộ, chiến sĩ được cải thiện, “bếp
Hoàng Cầm” đã giúp bộ đội ta được ăn nóng, uống nóng, tắm nóng mỗi
ngày tại mặt trận” (Lịch sử Quân đội Nhân dân Việt Nam - NXB Quân đội
Nhân dân - 1977, tr. 452). Chính từ những bữa ăn ngon như thế này tại
chiến trường, nhà thơ Lưu Trùng Dương đã có bài thơ ca ngợi công việc
thầm lặng của các “đồng nghiệp” Hoàng Cầm:
... Thương nhất anh nuôi
Những ngày lễ lớn
Bạn bè nô nức vui chơi
Anh nuôi vất vả gấp đôi ngày thường
Sơ đồ bếp Hoàng Cầm (theo từ điển bách khoa quân sự Việt Nam)
(1)
Lửa nuôi quân - Cục quân nhu, Tổng cục Hậu cần biên soạn - NXB Quân đội Nhân dân - 2001)