41
TẬP 6: DANH NHÂN CÁCH MẠNG VIỆT NAM
hòn tên mũi đạn. Bản thân Phan
Xích Long thì lúc nào cũng ăn mặc
như một Hoàng đế, cổ đeo khánh
Đông cung thái tử, tay đeo kiềng
có khắc dòng chữ “Đại Minh Quốc,
Phan Xích Long Hoàng đế thống trị
Trung Huế”, phía trong khắc chữ
“Dân cống” (Dân dâng cho), lưng
đeo đai hình rồng sặc sỡ, đầu đội
vương miện, hông mang gươm
lủng lẳng!
Đáng chú ý là hành động nghĩa
hiệp và dũng cảm của Phan Xích
Long diễn tại Sài Gòn năm 1913
lúc anh mới ngoài hai mươi xuân.
Cuộc khởi nghĩa này đã gây
chấn động ở Nam Kỳ. Do đó, sau
khi đàn áp xong, thực dân Pháp
phải gấp rút cho ấn hành quyển
sách có tựa “Truyện Phan Xích Long” do Imprimerie de L’Union-157 Rue
Catina in năm 1913 - nhằm trấn an dư luận “Dám khuyên dân chúng ai
ai, xin phải đành an phận mạng”. Sách dày 58 trang, khổ 13cm
×
16,5cm,
nhưng trong đó bản cáo trạng đã chiếm đến 32 trang, bản luận tội dài
15 trang và bản kết án dài 2 trang - do Tòa đại hình Sài Gòn xét xử từ 7
giờ 30 sáng ngày 5/11/1913 đến ngày 12/11/1913. Tòa án thực dân kết
luận vụ khởi nghĩa này là “Ra oai sấm vang trời rền, nổi hiệu lên xúm
lại giết Tây”(trang 46) và “phải hiểu nghĩa là chúng nó lo đuổi người Đại
Pháp ra khỏi Đông Dương” (trang 48), nghĩa là việc làm của Phan Xích
Long có mục đích hẳn hòi, chứ không phải là “cao hứng” bồng bột của
chàng thanh niên 23 xuân!
Phan Xích Long sinh năm 1893, tên thật là Phan Phát Sanh, còn có tên
là Lạc- con trai của ông Phan Núi làm nhân viên cảnh sát ở Chợ Lớn.
Mười bảy tuổi, Lạc bỏ Nam Kỳ đi sang Xiêm, Cao Miên học gồng, bùa
phép và võ nghệ. Vì vậy trên ngực Lạc có xâm hình vằn vện, trông rất
Sách viết về vụ Phan Xích Long
in năm 1913 tại Sài Gòn