42
BỘ SÁCH KỂ CHUYỆN DANH NHÂN VIỆT NAM
khiếp đảm! Vào tháng 11/1911, có hai thanh niên ở làng Đa Phước (Chợ
Lớn) là Nguyễn Hữu Trí (Hai Trí) và Nguyễn Văn Hiệp đi Tân Châu
(Châu Đốc) mua bắp. Họ đã gặp Lạc. Qua trò chuyện, cả ba tỏ ra tâm
đầu ý hợp và bàn kế hoạch lập ra “hội kín” - một hình thức hoạt động
của tổ chức Thiên Địa Hội
(1)
- để chống Pháp.
Theo phân công, Lạc đóng vai là thái tử của vua Hàm Nghi. Còn Hiệp
và Hai Trí trở về Chợ Lớn rước ông già mù Nguyễn Văn Kế - nhà gần bưu
điện Chợ Lớn - về nhà Hai Trí để tôn làm “Phật sống”. Ông Kế đồng ý
đảm nhận vai trò này và hai con trai của ông là Ba Mùa làm nghề đánh
xe ngựa trong Tòa bố tỉnh Gia Định và Tư Màng làm công nhân Ba Son
cũng đồng ý gia nhập vào “ hội kín”. Đây là sách lược đầu tiên nhằm thu
hút dân chúng. Nhưng chỉ thời gian ngắn, hương lý trong làng bắt Hai
Trí nộp cho quan Tham biện. Về sau, không tìm ra chứng cứ gì rõ ràng
nên chúng phải thả. Thấy bị động, Trí bèn đưa” Phật sống” về nhà của
Tư Phát ở số 10 đường Thuận Kiều. Trong khi đó, Lạc đi chu du khắp
nơi, mặc áo thầy chùa, tuyên truyền yêu nước nên bị theo dõi rất ngặt,
phải trốn qua Battambang (Campuchia). Đến xứ người, Lạc làm nghề cu
li và làm thuốc chữa bệnh để kiếm sống đắp đổi qua ngày. Còn “Phật
sống” lúc đưa về địa điểm mới, dân chúng vẫn nườm nượp ngày đêm
đến dâng cúng bạc, vàng và chiêm bái! Trong nhà nghi ngút khói hương,
tiếng chuông, tiếng mõ vang rền, người sùng bái đến đông đúc như đi
trẩy hội. Chẳng may, bốn tháng sau, “Phật sống” vĩnh biệt dương thế
để đi về cõi âm. Chỉ chờ có vậy, Hai Trí nhanh chóng phao tin là trước
khi chết, “Phật sống” có trối trăn lại là phải tôn Lạc lên ngôi Hoàng đế.
(1)
Thiên Địa Hội: Thời vua Khang Hy, Phương Trượng và những nhà sư chùa Thiếu Lâm (Phúc
Kiến- Trung Hoa) lập công lớn trong đánh giặc ngoại xâm, được vua ban thưởng nhiều bảo
vật, trong đó có một cái ấn bằng ngọc rất quý giá. Đến thời Ung Chính, Tổng đốc Phúc Kiến là
Đặng Thắng vì muốn chiếm ngọc tỉ, phao vu các nhà sư dùng ấn ngọc luyện yêu thuật và tạo
phản. Vua Ung Chính cho phép phóng hỏa đốt chùa, cuộc thảm sát tàn bạo làm hơn 100 nhà
sư thiệt mạng, có 5 người trốn thoát là Hồ Đức Đế, Phương Đại Hồng, Thái Đức Trung, Mã Siêu
Hưng và Lý Khắc Khai, trích máu ăn thề thành lập Thiên Địa Hội, tôn phò cháu nội vua Sùng
Trinh là Châu Hồng Phúc làm Minh chủ, giương cờ phản Thanh phục Minh. Bị nhà Thanh đàn
áp, nhiều nhóm Thiên Địa Hội phải lưu tán ra Đông Nam Á, trong đó có Nam kỳ của nước ta.
Dù lưu tán núp dưới nhiều tên gọi khác nhau như hội cứu tế, ái hữu, họ vẫn duy trì chặt chẽ
các luật lệ, giới cấm của bang hội. Là “hội kín” chính trị, quân sự mang màu sắc tôn giáo thần
bí, về sau Thiên Địa Hội chuyển dần sang hoạt động kinh tế, dần dà có một bộ phận suy đồi
trở thành những nhóm cướp, buôn lậu, “xã hội đen” (Đi tìm văn bản luật giang hồ-Anh Kiệt - Báo
Pháp Luật số Xuân Canh Thìn 2000).