DANH NHÂN CÁCH MẠNG VIỆT NAM - Trang 44

43

TẬP 6: DANH NHÂN CÁCH MẠNG VIỆT NAM

Dân chúng rất náo nức chờ đợi ngày Hoàng đế lên ngôi. Hai Trí

và Hiệp liền qua Battambang để rước Lạc về ngự. Tháng 9/1912, Lạc
về ở đường Thuận Kiều. Ngày 14/10/1912, Lạc quyết định chọn ngày
đăng quang tại tửu quán Nam Hiệp Hòa đường Bourdais (nay là đường
Calmette). Đây là quán mà cha ông hương chủ Phước lập ra để chờ ngày
trọng đại này. Hôm đó, cùng các đồng chí của mình, Lạc đã tổ chức yến
tiệc rầm rộ- mà sau này trong bản cáo trạng có ghi: “nhậm lễ vật dân
cống chừng 600 đồng bạc lớn” và “công việc tế nhạc làm ra mà tế lễ cho
Phan Xích Long Hoàng đế thật là oai nghiêm”. Phía trong tửu quán có
đặt một bàn thờ lớn, hai bên thắp đèn bạch lạp sáng rực, Lạc ngự ở đó.
Dân chúng bái lạy hết sức tôn kính và họ tin rằng đó là “thiên tử” do
nhà trời sai xuống để đánh đuổi giặc Tây.

Sắp xếp xong mọi việc, Phan Xích Long lên Cần Vọt sát biên giới Việt

- Miên để lập chùa trên núi, đặt tên là Nam Long trường sanh. Cũng
theo bản cáo trạng thì thực chất đó là nơi “để cho dân An Nam tới trốn
khi Nhà nước tầm bắt, lại cũng là nơi để cho nghĩa sĩ náu nương đợi
thời biến và cũng là chỗ làm lễ nhạc cho chư vị lập lời thề nguyền trọn
ngãi kim lan”. Với vùng đất rộng mênh mông còn hoang vu, Phan Xích
Long cùng Hai Trí, Hiệp và “hội kín” của mình lập thành căn cứ kháng
chiến lâu dài.

Khi quay về Chợ Lớn, Phan Xích Long bắt đầu triển khai kế hoạch

khởi nghĩa, ấn định vào ngày 28/3/1913. Trước tiên, những người trong
“hội kín” đi rải truyền đơn khắp Sài Gòn - Chợ Lớn để tuyên truyền rằng:
“Sẽ có một người là chánh vị vương, tên là Phan Xích Long đánh đuổi
người Lang-Sa và thắng trận, khuyên những người buôn bán ngoại quốc,
cùng dân chợ phải lo trốn giặc, đem giấy bạc mà đổi lấy bạc đồng”. Ban
đầu, thực dân Pháp cứ ngỡ đó là trò lừa gạt của Hoa kiều buôn bán trong
Chợ Lớn, nhưng khi phát hiện ra còn có thêm cả “Mỗi trái phá nặng từ
14 đến 16 cân tây, trong đó có 6 cân thuốc súng và một cân đạn miểng”
được chôn ở nhiều nơi thì chúng tăng cường cảnh giác. Theo bản cáo
trạng thì Phan Xích Long rất thạo kỹ thuật chế tạo vũ khí, anh đã vẽ
kiểu cùng với Tư Màng- công nhân hãng Ba Son - rồi mướn người về
làm. Người nhận làm là Tám Giàu - chủ trại thợ ở làng Bình Hòa (Gia

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.