45
TẬP 6: DANH NHÂN CÁCH MẠNG VIỆT NAM
ra cứng rắn, không một chút run
sợ. Theo bản cáo trạng cho biết:
“Trước mặt quan bồi thẩm, tên
Hiệp nó khai một cách mạnh mẽ:
lòng nó ghét Lang-Sa cai trị trong
xứ này, dầu nó có bị trái hỏa lôi
văng nhầm mà chết thì cũng cam
tâm”. Hương quản Ngọ ngạo
nghễ đọc thơ:
Chẳng quản thân
này còn mất,
Mai nay khởi
nghĩa sẵn tâm.
Còn Phan Xích Long nét mặt
bình tĩnh lạ thường, tự nhận mình
là người viết truyền đơn, sau đó
đưa cho Hai Trí sửa lại câu cú; tự
nhận mình là người hướng dẫn
cho binh tướng rèn gươm, chế tạo hỏa lôi. Và anh tỏ ra tiếc là những
người thừa hành không liệng hỏa lôi cho banh xác Tây mà chỉ “đem đến
nơi để nằm dưới đất”. Tên chưởng lý G. Michel đã kết án những người
anh hùng 5 tội mà chung quy là xúi giục dân chúng đánh đổ Nhà nước
Đại Pháp! Phan Xích Long cùng những người cầm đầu bị kết án chung
thân, còn những người khác bị 20 năm khổ sai trở xuống.
Sự kiện này đã gây chấn động trong giới giang hồ mã thượng trên đất
Nam Kỳ. Đâu đâu thiên hạ cũng bàn tán râm ran và tỏ lời thán phục. Ba
năm sau, năm 1916, từ Cần Vọt, Hai Trí lại dẫn binh tướng của “hội kín”
tiến về Sài Gòn. Họ quyết định phá ngục tù Khám Lớn để giải cứu cho
Phan Xích Long Hoàng đế! Theo kế hoạch, họ phân tán lực lượng bằng
cách đi trên ghe nhỏ, bí mật tập kết dưới gầm cầu Khánh Hội. Nửa khuya
ngày 16/2/1916 có khoảng 300 người mặc quần đen áo trắng đồng loạt
cầm gươm, giáo, mác hùng hổ xung phong tấn công mục tiêu. Từ trong
Khám Lớn, giặc điên cuồng nổ súng! Đội hình lập tức rối loạn. Súng Pháp
Bùa phép của binh tướng Phan Xích Long