DANH NHÂN CÁCH MẠNG VIỆT NAM - Trang 48

47

TẬP 6: DANH NHÂN CÁCH MẠNG VIỆT NAM

DUY TÂN, TRẦN CAO VÂN

Xoay trời chuyển đất thử ra tay

Chiều. Nắng nhạt. Những sợi nắng như tơ mềm còn vương víu trên

ngọn cau. Hương cau thơm dịu dàng trong gió. Trong nhà của cụ Cử,
lũ học trò tóc còn để chỏm đang học bài râm ran. Bỗng từ ngoài sân có
tiếng chó sủa vang. Cụ Cử dừng đọc sách, ngước mắt nhìn ra thấy có
người đàn bà hàng xóm đang bước vào nhà. “Muốn con hay chữ thì yêu
lấy thầy” nên có mớ hành hương loại tốt, bà sang biếu thầy để làm giống.
Không dám nhìn thẳng vào mặt thầy, bà khiêm tốn thưa:

- Bẩm cụ, có người nói hành này còn non mà tàn sớm, e giống khổng

mạnh. Mong cụ xá lỗi mà nhận giúp. Nghe người quê mùa, thất học nói
thế. Cụ Cử bật cười. Bởi lẽ, khi bà ấy nói “khổng” là do cách phát âm tiếng
“không” của người Quảng Nam, lại đi liền với chữ “mạnh” thành ra cứ
như đang nói đến các cụ Khổng Tử, Mạnh Tử! Lúc người đàn bà ra về,
cụ Cử thấy câu nói hay hay nên ra lấy làm vế đối và hứa sẽ thưởng cho
cậu học trò nào đối lại được. Uống xong bát nước chè xanh Tiên Phước
ngọt lịm, cụ hắng giọng đọc:

Hành tàn giống khổng mạnh

Cái khó của vế đối này là người nghe có thể hiểu theo hai nghĩa: “hành

tàn sớm là do giống không tốt, không mạnh”; hoặc hiểu theo cách phát
âm thì “hành tàn” cũng là “hành tàng”, ý muốn nói đời người lúc hành
(động) hay tàng (thoái lui) đều phải theo phép đạo Khổng Mạnh.

Sau khi thày dứt lời, các cậu học trò tụ ba tụ bảy bàn tán, vắt óc tìm

từng chữ thích hợp... Cụ Cử ngẫm nghĩ, lần này không biết có phải đứa

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.