DANH NHÂN CÁCH MẠNG VIỆT NAM - Trang 50

49

TẬP 6: DANH NHÂN CÁCH MẠNG VIỆT NAM

Cụ Cử càng tin suy nghĩ của mình là đúng, vì bài thơ này vận dụng

câu trong “Đạo thư” của Khổng Tử: “Thiên khai ư Tý, địa tịch ư Sửu,
nhân sinh ư Dần”, nghĩa là gốc “Tý” chỉ ngôi trời, cán Dần chỉ người. Ý
nói làm mọi việc, nếu ý trời và lòng người cùng hợp lại thì thành tựu.
Còn “tứ trụ” có thể hiểu, triều đình vững là nhớ bày tôi ở dưới và bản
thân mình nguyện sẵn sàng phò tá.

Cậu học trò xuất sắc ấy tên là Trần Công Thọ, con trai của cụ ông

Nguyễn Công Trực và cụ bà Đoàn thị, sinh năm 1866 người làng Tư Phú,
tổng Hòa Đa, phủ Điện Bàn (Quảng Nam), lúc lớn lên khi đi thi lấy tên
Trần Cao Đệ, lúc vào chùa lấy pháp danh là Như Ý, khi ra hoạt động
cách mạng đổi tên Trần Cao Vân, biệt hiệu Hồng Việt và Chánh Minh,
biệt danh Bạch Sĩ.

Năm 1882, lúc vừa 17 tuổi, với biết bao hăm hở trong đời, Trần Cao

Vân nao nức chờ ngày lai kinh ứng thí, ước mơ đậu cao để sau này đem
tài năng ra giúp nước như biết bao kẻ sĩ thời ấy. Nhưng chẳng may, sắp
đến ngày vượt đèo Hải Vân ra Huế thi thì Trần Cao Vân bị bệnh nặng,
không thể lai kinh ứng thí. Trong thời gian này có một sự kiện đã làm
thay đổi suy nghĩ của ông, đó là lúc các nhân sĩ Quảng Nam tổ chức trọng
thể đưa thì hài Tổng đốc Hoàng Diệu từ Hà Nội về an táng tại làng Xuân
Đài. Cái chết oanh liệt của ngài đã khiến bao người rơi lệ, những muốn
cầm gươm mà xông ra chiến tuyến đối mặt với quân thù để rửa nhục cho
Nước! Sau khi thành Hà Nội thất thủ thì tên tướng giặc Henri Rivière tiếp
tục xua quân đánh chiếm thành Nam Định... Giữa lúc việc nước đang rối
như canh hẹ thì vua Tự Đức băng hà, rồi việc đưa người lên kế vị cũng
thay đổi chóng vánh như lật bàn tay! Đã thế, ngày 25/8/1883, triều đình
Huế và thực dân Pháp lại ký Hiệp định Hòa bình gồm 27 điều khoản,
trong đó Triều đình Huế thừa nhận và chấp nhận Nam kỳ là thuộc địa
của Pháp; thừa nhận và chấp nhận nền bảo hộ của Pháp tại Trung kỳ và
Bắc kỳ! Rồi năm 1885, kinh thành Huế thất thủ, vua tôi Hàm Nghi rút
chạy và phát động phong trào Cần vương chống Pháp.

Đứng trước những biến động lớn của thời cuộc, ai còn lòng dạ nào mà

cắm mặt xuống những trang sách của thánh hiền? Nhưng phải làm gì
để cứu nước? Noi gương Tổng đốc Hoàng Diệu, Trần Cao Vân quyết chí
thực hiện chí lớn. Trên bước đường đi tìm người cùng hội cùng thuyền,

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.