DANH NHÂN CÁCH MẠNG VIỆT NAM - Trang 49

48

BỘ SÁCH KỂ CHUYỆN DANH NHÂN VIỆT NAM

học trò mồ côi mẹ đối lại trước nhất không? Đúng vậy, chỉ giây lát sau,
cậu học trò mặt vuông, trán cao, đôi mắt sáng đã đứng dậy xin đối lại
vế đối của thầy. Cậu đọc rành rõi:

Cải hóa con càn khôn

Vế đối lại rất thông minh, có thể hiểu theo hai nghĩa: “(rau) cải đến

lúc nó “hóa”, tức nảy nở thì cây ngày càng lớn; bởi “càn khôn” còn được
hiểu theo cách phát âm là “càng khôn”; hiểu theo cách thứ hai thì làm
người cần phải biết thay đổi (cải hóa) để tiến hóa theo biến dịch của càn
khôn, tức theo vạn vật trong vũ trụ.

Nghe đối lại như thế, cụ Cử mừng lắm, biết cậu học trò này về sau

sẽ là bậc phi thường trong xã hội. Dịp khác, để xem suy nghĩ của mình
có đúng không, nhân một đêm trăng rằm, trong lúc các học trò đang
quay quần trước sân nhà để vui cổ trung thu, cụ thách đối:

Đèn treo rọi sáng bốn phương nhà;

Lần này, không ngờ thầy vừa đọc xong, thì cậu học trò này đã lên

tiếng:

Trăng tỏ khắp soi muôn cụm núi.

Tuy chưa phải là câu đối hay, và lạ nhưng khi cậu đối lại ngay tức là

trong tâm hồn ấy đã nung nấu sẵn một ý chí lớn... Lại một lần khác, thầy
lại ra đầu đề bài thơ “Vịnh Cối xây lúa” để xem thử các học trò mình
có chí hướng như thế nào? Một lần nữa, cậu học trò thông minh ấy đã
khiến thầy phải khâm phục. Bài thơ như sau:

Khen ai xưa đã khéo trêu bày,
Bạn cối này ra vốn để xay.
Gốc “Tí” kiền khôn trồng giữa rốn,
Cán “Dần” tinh đẩu vận trong tay.
Nghiến răng tựa sấm ỳ ầm dậy,
Mở miệng đường mưa lác đác bay.
“Tứ trụ” dưới nhờ chân đế vững,
Cùng trên phụ bật sẵn hai tay.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.