DANH NHÂN CÁCH MẠNG VIỆT NAM - Trang 51

50

BỘ SÁCH KỂ CHUYỆN DANH NHÂN VIỆT NAM

ông đã dừng chân tại chùa Cổ Lâm - một trong những ngôi chùa cổ xây
dựng vào năm 1687, tại xã Đại Đồng, huyện Đại Lộc (Quảng Nam).

Tại đây ông đã gặp một người tâm huyết cùng chí hướng với mình

là Thừa Tô - con trai của cai tổng Trưng. Một người giỏi văn, một người
giỏi võ đã cùng nhau bàn bạc kế hoạch chiêu tập chiến hữu để mưu việc
lớn. Để che mắt kẻ thù, ông xuống tóc đi tu, ngày thường xem quẻ bói
tình duyên, gia sự hoặc hướng dẫn cho bá tánh hướng xây nhà, đặt mồ
mả v.v... Thế là, ngôi chùa vốn tĩnh mịch xưa nay bỗng trở nên tấp nập
khách thập phương. Nhờ thế ông và các đồng chí có dịp tiếp xúc với mọi
người, qua đó gieo mầm yêu nước, giác ngộ tinh thần cách mạng cho họ.

Không giống như những sĩ phu thời ấy, sẵn sàng xông vào hòn tên

mũi đạn, xả thân vì nghĩa lớn theo tiếng gọi Cần vương, còn Trần Cao
Vân lại chủ trương khác. Với một bản lĩnh phi thường, ông đã lao tâm
khổ tứ tìm kiếm một học thuyết để cứu nước. Ông chủ trương dùng trí
tuệ nhằm giải thoát dân tộc và bắt đầu nghiên cứu Kinh dịch và đề ra học
thuyết “Trung thiên dịch”. Trong tác phẩm này, Trần Cao Vân xây dựng
trên căn bản chữ “Trung” nhằm đề cao vai trò con người giữa Trời - Đất.
Học thuyết này gây tiếng vang lớn trong dư luận thời ấy và đến tận ngày

Chùa Cổ Lâm (2004) nơi Trần Cao Vân hoạt động cách mạng những năm 1890

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.