DANH NHÂN CÁCH MẠNG VIỆT NAM - Trang 87

86

BỘ SÁCH KỂ CHUYỆN DANH NHÂN VIỆT NAM

Trong lúc này, Ba Quyến vẫn được các đồng chí dùng võng cáng. Thấy
lúc giữa “ngàn cân treo sợi tóc” mà mọi người vẫn bận bịu về mình nên
ông không đành lòng. Ông đề nghị Đội Cấn bắn một phát súng vào giữa
ngực để kết thúc sự sống

(1)

. Đội Cấn nuốt nước mắt vào lòng để thực

hiện ý nguyện cuối cùng của người đồng chí. Như vậy tính từ ngày khởi
nghĩa đến nay, nghĩa quân của Đội Cấn đã làm chủ được Thái Nguyên
gần một tuần lễ.

Nhận được tin này, một đồng chí của Ba Quyến là Dương Bá Trạc đã

viết bài thơ:

Đoạn tuyệt gia đình với núi sông,
Lá cờ Đông học trẩy tiên phong.
Lục quân Nhật Bản thao tinh luyện,
Chiến địa Trung Hoa thỏa vẩy vùng.
Bắc Hải ghi ơn lời thoại biệt,
Long Xuyên bao xiết chuyện trùng phùng.
Thái Nguyên độc lập năm ngày trọn,
Cho biết tay day cọp xổ lồng.

Từ đây, các cánh quân của Đội Cấn vẫn tiếp tục chiến đấu cho đến

ngày 11/1/1918. Đó là ngày Đội Cấn anh dũng hy sinh. Ròng rã trong
những tháng ngày đối mặt với hòn tên mũi đạn, Đội Cấn đã chứng tỏ
là một người không chỉ giỏi về quân sự mà ông còn biết giáo dục nghĩa
quân tinh thần “vì nhân dân phục vụ” nên rất được nhân dân thương
yêu, giúp đỡ. Trong nhiều tài liệu cho biết, giặc Pháp phải hết sức gian
nan mới có thể tiêu diệt được sự kháng cự của nghĩa quân trên địa bàn
Tam Đảo, Vĩnh Yên, Phúc Yên, Yên Thế....

(1)

Theo biên bản hỏi cung nghĩa quân Nguyễn Văn Nhiêu ngày 10/10/1917 do tổng đốc Hà

Đông Hoàng Trọng Phu hỏi, kinh lịch Phạm Tuyên ghi, ta được biết: “Sáng ngày 18 tháng 7 âm

lịch (tức ngày 4/9/1917) Ba Quyến bị trúng đạn trái phá, vỡ đầu chết. Khi đạn trái phá bắn vào

trong trại lính khố xanh làm đổ một góc tường “nhà giấy” (tức văn phòng của trại lính), gạch đổ

lên đè cả lên người Ba Quyến, lúc ấy thầy Đội Cấn mới ra lệnh cho chúng tôi bỏ tỉnh lỵ Thái

Nguyên để lên làng Giang Tiên. Tôi thực sự nhìn thấy Ba Quyến chết” (Tạp chí Nghiên cứu lịch

sử số 1 (235), VII-VIII.1987, tr.78). Tuy nhiên, trong chính sử vẫn ghi ngày hy sinh của ông là

ngày 5/9/1917. Cho dù cái chết của Lương Ngọc Quyến đã diễn như thế nào, thì ông vẫn xứng

đáng được đời sau ca ngợi là một người anh hùng dân tộc.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.