85
TẬP 6: DANH NHÂN CÁCH MẠNG VIỆT NAM
Darles cùng dẫn một đại đội hương binh gấp rút lên Gia Sàng, cách tỉnh
lỵ Thái Nguyên chừng 3 cây số, để nghe ngóng tình hình. Nhưng lúc vừa
đặt chân đến nơi thì bị nghĩa quân chủ động tấn công, chúng phải tháo
chạy. Dù chiều tối hôm đó, viện binh ở các đồn Đức Thắng (Bắc Giang)
và Hà Châu (Phúc Yên) được lệnh lên tăng cường, nhưng trong tỉnh lỵ
các cuộc đánh chiếm các công sở của Pháp vẫn tiếp tục diễn ra.
Qua sáng ngày 1/9 đại tá Berger nhận lệnh chỉ huy một lực lượng
hùng hậu có trang bị vũ khí hiện đại cũng kéo lên Gia Sàng. Trong khi
đó, giám binh Martini, Pellegrini cũng dẫn những toán quân khác lên
chiếm đóng trên ngọn đồi ở bên phải con đường đi vào tỉnh lỵ. Đúng lúc
8 giờ sáng ngày 2/9, giặc Pháp bắt đầu phản công. Nghĩa quân đã cầm
cự một cách dũng cảm, đánh lui từng đợt tiến quân của chúng.
Ngày 3/9, Pháp phải tăng cường 120 lính Pháp, 150 lính khố xanh,
khố đỏ lên tiếp ứng. Nhưng chúng vẫn không tiến được vào tỉnh lỵ Thái
Nguyên. Chúng đã vấp phải sự kháng cự dũng mãnh của một đội quân
dù vũ khí thô sơ hơn, số lượng ít hơn nhưng có lợi thế hơn hẳn là thông
thuộc địa hình, địa vật, đường ngang ngõ tắt nên bất ngờ giáng xuống
đầu chúng những trận đòn sấm sét. Sau khi tên giám binh Martini bị
chết tại trận thì hàng ngũ của địch đã rối loạn.
Trước tình hình này, ngày 4/9 quân Pháp quyết tâm phục thù. Chúng
tăng cường 80 lính Lê Dương đang đóng ở Yên Bái lên Gia Sàng, tăng
cường hỏa lực nhằm đánh phủ đầu đối phương trước lúc bộ binh xông
lên. Trước lúc tấn công, bốn khẩu đại bác pháo kích điên cuồng vào tỉnh
lỵ. Trong bài Vè Đội Cấn có cho biết:
Xe cộ tiếp viện đến nơi
Quân Tây đi trẩy ngất trời ghê thay!
Bài binh lính tập bủa vây
Thổi kèn súng bắn đạn bay vào làng
Đì đùng như thể ngô rang
Bắn như cuội rải trên đàng cái đi
Biết không thể chống chọi nổi, sáng ngày 5/9 Đội Cấn ra lệnh cho
nghĩa quân chia làm bốn cánh quân tuần tự rút lui, để bảo toàn lực lượng.