87
TẬP 6: DANH NHÂN CÁCH MẠNG VIỆT NAM
Để đàn áp cuộc khởi nghĩa Thái Nguyên, giặc Pháp phải “tập trung
một lực lượng lớn gồm có 1.088 sĩ quan, hạ sĩ quan, binh lính người Âu,
1.626 hạ sĩ quan, binh lính ngụy; tổng cộng là 2.712 tên; chưa kể còn có
1.139 lính tập, lính dõng, bồi bếp; có pháo binh tàu chiến trợ lực; và một
màng lưới chức dịch, quan lại người Việt từ cấp xã lên đến cấp tỉnh ở
Thái Nguyên và ở một số tỉnh khác tham gia chỉ điểm, hỗ trợ... Đây là
cuộc khởi nghĩa vũ trang lớn nhất, kéo dài nhất và có tiếng vang lớn nhất
ở nước ta trong thời kỳ Đại chiến thế giới lần thứ nhất”
(1)
.
Ngày 21/12/1917 trong một trận chiến đấu ác liệt tại căn cứ núi Pháo
(Thái Nguyên), Đội Cấn bị thương nặng, dù binh mã tan tác, bị cắt đứt
đường tiếp tế lương thực, nghĩa quân vẫn không rời bỏ vị trí chiến đấu.
Nhưng đến cuộc đụng độ diễn trong ngày 8 và ngày 10/1/1918 thì lực
lượng chiến đấu chỉ còn lại khoảng 18 người, cuối cùng chỉ còn hai là
nghĩa quân Thọ và Sỹ. Qua ngày hôm sau, biết mình không thể sống nổi,
Đội Cấn sai hai người này đào huyệt, ông nằm xuống huyệt, dùng súng
tự sát để họ lấp huyệt chôn ông. Chiều hôm ấy, mây đen kịt, không một
gợn gió. Trong cánh rừng thâm u chỉ có vòm cây xào xạc như thương
khóc cho người anh hùng vì Nước mà hy sinh...
Dăm ngày sau, giặc Pháp bắt đầu tiến quân vào căn cứ núi Pháo để tìm
kiếm nơi chôn cất Đội Cấn. Chúng đã quật xác, kiểm nghiệm tử thi, rồi
cắt đầu ông đem về trại lính khố xanh để huênh hoang như một “chiến
lợi phẩm” đắt giá nhất! Ngày 20/1/1918, cánh quân của đại tá Maillard
tuyên bố đã hoàn thành nhiệm vụ. Những người tham gia cuộc khởi
nghĩa đều bị truy nã và bị kết án tù đày hoặc tử hình. Khi những tù nhân
này bị đày ra Côn Đảo, họ có kể lại chuyện khởi nghĩa cho anh em trong
tù nghe. Cụ Tam Xuyên Ngô Đức Kế có làm bài thơ tứ tuyệt chữ Hán
“Thái Nguyên thất nhật Quang Phục ký” (cụ Huỳnh Thúc Kháng dịch):
I.
Giữa đất bằng nghe trận sấm rèn
Tiện gươm ngục tối dội rầm lên
Sử Nam cách mạng nào ai đấy
Trịnh Đạt ngàn năm hẳn có tên
(1)
Tạp chí Nghiên cứu lịch sử số 1 (235), VII-VIII.1987, tr.76).