nhiều tác giả
Danh Nhân Đất Việt
Nguyễn Bá Lân
N
guyễn Bá Lân sinh năm Canh Thìn (1700) tại xã Cổ Đô, huyện
Tiên Phong (cũ), trấn Sơn Tây xưa (nay thuộc huyện Ba Vì, tỉnh Hà Tây).
Thân sinh ông là Nguyễn Công Hoàn nổi tiếng một thời về văn chương,
được xếp hàng thứ ba trong "tứ hổ" ở kinh thành Thăng Long xưa (nhất
Quỳnh, nhị Nhan, tam Hoàn, tứ Tuấn). Ông Hoàn học giỏi, nhưng lại lận
đận về đường khoa cử, không đỗ đạt gì, chỉ chuyên nghề dạy học, các chức
tước của ông như Đại lý tự thừa, Hiển cung đại phu, Đông Các đại học sĩ,
Kim tử vinh lộc đại phu, Hàn lâm viện Thừa chỉ... đều do có con là Nguyễn
Bá Lân thăng chức lớn nên cha được phong tặng theo tục lệ ngày trước.
Nguyễn Bá Lân học với cha từ năm 15 tuổi, được cha rèn cặp rất nghiêm
khắc. Cách dạy con của ông đồ Hoàn khá đặc biệt, không chuộng nhồi nhét
bắt học nhiều như các thầy đồ khác, mà có sự chọn lọc trên cơ sở cuộc đời
dạy học của bản thân mình. Từ khi còn ít tuổi, Nguyễn Bá Lân vốn rất ham
đọc sách và ham tìm hiểu thế giới bên ngoài. Chuyện kể lại rằng thường
ngày trên án của ông lúc nào bên trái cũng đặt bản đồ, bên phải đặt sách vở,
để khi đọc sách nếu cần thì tra cứu.
Có một điều rất độc đáo trong cách dạy học của cha Nguyễn Bá Lân, đó là
tìm cách phát huy tính năng động sáng tạo, bồi dưỡng óc thông minh nhanh
nhạy của người học trò - mà cũng chính là con mình, trên một tinh thần thi
đua bình đẳng với con, nếu mình bị thua thì cũng đòi hỏi được xử trí công
bằng, không chút phân biệt. Được cha trực tiếp dạy dỗ một cách chu đáo,
lại vốn có tư chất thông minh, Nguyễn Bá Lân tiến bộ rất nhanh. Năm 18
tuổi, tức là chỉ ba năm sau khi học với cha, ông đã đỗ đầu kỳ thi Hương, để
hai năm sau lại đỗ kỳ thi Hội, rồi kỳ thi Đình, đỗ đệ tam giáp đồng Tiến sĩ
xuất thân năm Tân Hợi (1731) vào lúc ông 31 tuổi, cái tuổi "tam thập nhi
lập" đã chín chắn để hành động.
Nguyễn Bá Lân bước vào đường làm quan cũng khá đặc biệt. Đỗ Tiến sĩ,
chỉ một thời gian sau ông đã được cử làm Giám khảo kỳ thi Hội. Để rồi sau