được quyền lực thực tế trên miền đất đai "An Nam" cũ trong tay, vẫn giữ
danh nghĩa "xin mệnh nhà Đường" buộc triều đình nhà Đường phải công
nhận sự đã rồi. Ngày 7-2-906 vua Đường phải phong thêm cho Tĩnh Hải
quân Tiết độ sứ Khúc Thừa Dụ tước "Đồng bình chương sự". Khúc Thừa
Dụ phong cho con là Khúc Hạo chức vụ "Tĩnh Hải hành quân tư mã quyền
tri lưu hậu" tức là chức vụ chỉ huy quân đội và sẽ thay thế cha nắm quyền
hành Tiết độ sứ.
Tuy còn mang danh hiệu một chức quan của nhà Đường, về thực chất,
Khúc Thừa Dụ đã xây dựng một chính quyền tự chủ bãi bỏ quan lại chế độ
cũ kết thúc về cơ bản ách thống trị hơn một nghìn năm của phong kiến
phương Bắc.
Lịch sử ghi nhớ công lao của Khúc Thừa Dụ như là một trong những người
đặt cơ sở cho nền độc lập dân tộc. Ngày 23-7-907, Khúc Thừa Dụ mất.
Mặc nhiên, Khúc Hạo nối nghiệp cha.
Khúc Hạo (? - 917) - Nhà cải cách lớn
Khúc Thừa Dụ mất, Khúc Hạo lên thay nắm quyền Tiết độ sứ. Ngày 1-9-
907, nhà Hậu Lương, lúc này đã thay thế nhà Đường ở Trung Quốc cũng
phải công nhận ông làm "An Nam đô hộ, sung Tiết độ sứ".
Nối nghiệp cha và nối chí cha, Khúc Hạo đã đảm đương một cách tài giỏi
trọng trách củng cố nền tự chủ còn non trẻ của dân tộc Việt Nam.
Trung Quốc sau khi Chu Ôn cướp ngôi nhà Đường, đã chính thức bị chia sẻ
thành cục diện "Năm đời mười nước" (ngũ đại thập quốc). Giáp giới nước
Việt, miền Quảng Châu lúc này nằm dưới quyền cát cứ của cha con anh em
Lưu ẩn.
Tuy rằng, nhà Hậu Lương đã công nhận chức Tiết độ sứ của Khúc Hạo,
nhưng năm sau (908) Hậu Lương lại cho Lưu ẩn kiêm chức "Tĩnh hải quân
tiết độ, An Nam đô hộ", không thôi từ bỏ ý định duy trì ách đô hộ và dã
tâm xâm lược lại nước Việt.
Phát huy ý chí tự lập tự cường của cha ông, Khúc Hạo kiên trì giữ vững đất
nước, chăm lo xây dựng nền tảng độc lập của dân tộc, tiến hành nhiều cải
cách quan trọng về các mặt dựa trên quan điểm "Chính sự cốt chuộng