DANH NHÂN ĐẤT VIỆT - Trang 6

Tông xuống chiếu ban khen.
Đại Việt sử ký nay không còn, nhưng vẫn có thể thấy được thấp thoáng
bóng dáng bộ quốc sử đầu tiên này trong Đại Việt sử ký toàn thư. Ngô Sĩ
Liên, sử thần đời Lê, người khởi đầu việc biên soạn Đại Việt sử ký toàn
thư, đã căn cứ vào Đại Việt sử ký của Lê Văn Hưu, tiếp đó là Đại Việt sử
ký tục biên của Phan Phu Tiên để biên soạn những phần liên quan. Trong
bài tựa Đại Việt sử ký ngoại kỷ toàn thư, Ngô Sĩ Liên viết: "Văn Hưu là
người chép sử giỏi đời Trần, Phu Tiên là bậc cổ lão của thánh triều ta, đều
vâng chiếu biên soạn lịch sử nước nhà, tìm khắp các tài liệu còn sót lại, tập
hợp thành sách để cho người xem đời sau không có gì phải tiếc nữa, thế là
được rồi". Tiếp đó, Ngô Sĩ Liên nói rõ, ông đã đem "hai bộ sách của tiên
hiền" (tức là Đại Việt sử ký tục biên của Phan Phu Tiên) ra "hiệu chỉnh,
biên soạn lại, thêm vào một quyển Ngoại kỷ, thành một số quyển, gọi là
Đại Việt sử ký toàn thư". Như vậy, khó có thể phân định được đích xác đâu
là nguyên văn Đại Việt sử ký trong bộ quốc sử lớn đời Lê này. Tuy vậy, rất
may là trong Đại Việt sử ký toàn thư hiện đang lưu hành vẫn còn có 29
đoạn ghi rõ là lời văn của Lê Văn Hưu với mấy chữ " Lê Văn Hưu viết ".
Qua nhưng trích đoạn đó, có thể thấy được phần nào khuynh hướng cũng
như sắc thái ngọn bút chép sử của ông. Trân trọng công lao đánh giặc giữ
nước của Tổ tiên, ông đã nhận định về cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng
với những lời lẽ rất mực hào hùng: " Trưng Trắc Trưng Nhị... hô một tiếng
mà các quận Cửu Châu, Nhật Nam, Hợp Phố cùng sáu mươi nhăm thành ở
Lĩnh Ngoại đều hưởng ứng, việc dựng nước xưng vương dễ như trở bàn
tay...". Đoạn ông ca tụng Ngô Quyền cũng thấm đượm lòng tự hào sâu sắc
trước thắng lợi huy hoàng của dân tộc: " Tiền Ngô Vương có thể lấy quân
mới họp của nước Việt ta mà đánh tan được trăm vạn quân của Lưu Hoằng
Tháo, mở nước xưng vương, làm cho người phương Bắc không dám sang
nữa. Có thể nói là một lần nổi giận mà yên được dân, mưu giỏi mà đánh
cũng giỏi vậy... ". Quan tâm sâu sắc đến cuộc sống của nhân dân, ông cũng
đã nghiêm khắc phê phán những hành vi bạo ngược, trái đạo lý của vua
chúa, như đoạn nhận xét về cấm lệnh " không cho con gái nhà quan lấy
chồng trước khi dự tuyển vào hậu cung" của Lý Thần Tông (1128 - 1137),

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.