DANH NHÂN ĐẤT VIỆT - Trang 7

chẳng hạn: "Trời sinh ra dân mà đặt vua để chăn dắt, không phải để cung
phụng riêng cho vua. Lòng cha mẹ ai chẳng muốn con cái có gia thất; thánh
nhân thể lòng ấy còn sợ kẻ sát phu sát phụ không được có nơi có chốn...
Thần Tông xuống chiếu cho con gái các quan phải đợi xong việc tuyển
người vào cung rồi mới được lấy chồng, thế là để cung phụng riêng cho
mình, đâu phải là tấm lòng của người làm cha mẹ dân!".
Lê Văn Hưu mất ngày 23 tháng Ba năm Nhâm Tuất (1322), táng ở cánh
đồng xứ Mả Giòm (thuộc địa phận xã Thiệu Trung, huyện Thiệu Hóa, tỉnh
Thanh Hóa). Hiện nay ở đó vẫn còn phần mộ với tấm bia dựng năm Tự
Đức thứ 20 (1867), khắc ghi tiểu sử và một bài minh ca tụng tài đức, sự
nghiệp của ông.
Giáo sư Đặng Đức Siêu

------------------------------------

* Khoảng trước năm 179 trước Công Nguyên, Triệu Đà xâm lược nước Âu
Lạc của dân tộc Việt rồi sáp nhập vào nước Nam Việt. Lê Văn Hưu, sau đó
là các nhà sử học Phan Phu Tiên, Ngô Sĩ Liên đều cho rằng Triệu Đà là
vua nước Việt, xếp "kỷ nhà Triệu" như một triều đại chính thống trong lịch
sử Đại Việt. Đây là một sự nhầm lẫn. Đến thế kỷ 18, Ngô Thì Sỹ (1726-
1780) trong cuốn "Việt sử tiêu án" mới bác bỏ sai lầm này, khẳng định
Triệu Đà "thực chưa từng làm vua nước ta" vì "nước Việt ở miền Nam Hải,
Quế Lâm" không ở vị trí nước Việt Nam ngày nay.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.