Sâu quả vải vì ai vạch lá,
Ngựa hồng trần kể đã héo hon...
Năm 722, Mai Thúc Loan kêu gọi những người dân phu đã cùng ông phải
đi gánh vải quả nộp cống cho chính quyền nhà Đường nổi dậy khởi nghĩa.
Hàng trăm người của các phường săn quanh vùng và sau đó, nhân tài khắp
các châu Hoan, Diễn, ái (Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh) cũng đến tụ tập
dưới cờ nghĩa. Thế lực nghĩa quân dần dần thêm mạnh. Sử nhà Đường chép
rằng Mai Thúc Loan đã liên kết dân chúng 32 châu.
Mai Thúc Loan lợi dụng địa thế vùng Sa Nam xây dựng căn cứ chống giặc.
Đấy là vùng rừng núi rậm rạp nằm cạnh sông Lam ở khúc hiểm sâu. Ông
lấy Vệ Sơn làm trung tâm, đóng đại bản doanh của nghĩa quân. Dọc bờ
sông Lam, nghĩa quân đắp một chiến lũy dài hơn nghìn mét. Đấy là thành
Vạn An nổi tiếng, có núi Đụn (Hùng Sơn) làm chỗ dựa; phía trong núi là
dải thung lũng rộng vài chục mẫu, dùng làm nơi trữ lương thực, vũ khí;
phía ngoài núi, có nhiều đồn trại đóng ở cạnh sườn; chung quanh núi, sông
Lam vây bọc như con hào thiên nhiên. Bao quanh khu trung tâm (Vệ Sơn),
nghĩa quân xây dựng một hệ thống đồn trại nương tựa lẫn nhau: Biểu Sơn
(hình quả bầu), bảo vệ cánh tả, Liêu Sơn bảo vệ mặt trước, Ngọc Đái Sơn
(hình ngọc) cạnh thành Vạn An, là đồn tổng chỉ huy, thống lĩnh cả hai đạo
quân thủy bộ.
Mai Thúc Loan xưng đế và đóng đô ở thành Vạn An. Sử gọi ông là Mai
Hắc Đế (Vua đen họ Mai). Đấy là sự bác bỏ ngang tàng quyền thống trị của
đế chế Đường trên miền đất nước Việt vào giữa lúc đế chế Đường đạt đến
độ cực thịnh dưới thời Huyền Tông (Đường Minh Hoàng).
Người Việt miền xuôi cũng như tù trưởng và dân chúng miền núi thuộc các
"châu ki-mi" (châu chịu chế độ trói buộc của nhà Đường) của Hoan Châu
đô đốc phủ đều nhiệt liệt hưởng ứng cuộc khởi nghĩa. Mai Hắc Đế còn cử
người đi giao thiệp, liên kết với các nước Chăm Pa, Chân Lạp ở phía tây và
cả nước Kim Lân (Malaysia hiện nay) đặng có thêm lực lượng chống nhà
Đường.
Từ Vạn An, có một số quân từ các nước thuộc bán đảo Đông Dương giúp