sức, nghĩa quân tiến ra bắc, tiến công phủ thành Tống Bình (Hà Nội). Bè lũ
đô hộ Quang Sở Khách, trước khí thế ngút ngàn của cuộc chiến tranh giải
phóng dân tộc của người Việt, đã bỏ thành, chạy tháo thân về nước. Đất
nước được giải phóng, nhân dân khắp nơi nô nức theo Mai Hắc Đế, lực
lượng nghĩa quân phát triển tới hàng chục vạn người (Sử nhà Đường chép
là 40 vạn!).
Nhưng lúc này nhà Đường còn mạnh, Vua Đường cử tên tướng nanh vuốt
Dương Tư Húc, đem 10 vạn quân cùng Quang Sở Khách tiến sang đàn áp
cuộc khởi nghĩa.
Sau nhiều trận đánh khốc liệt, từ lưu vực sông Hồng đến lưu vực sông Lam,
cuối cùng Mai Hắc Đế thất trận, nghĩa quân tan vỡ, một bộ phận rút vào
rừng. Hiện nay ở thung lũng Hùng Sơn (Rú Đụn) còn lăng mộ cha con Mai
Hắc Đế. Theo truyền thuyết dân gian sau khi Mai Hắc Đế bị bệnh mất ở
trong rừng, con ông đã nối ngôi được một thời gian, tức là Mai Thiệu Đế.
Quân xâm lược nhà Đường tiến hành tàn sát nhân dân rất dã man, chất xác
quân đắp thành gò cao để ghi công chinh phục, đề cao uy thế "thiên triều",
răn đe nhân dân Việt. Tội ác của giặc cũng ngày càng chồng chất cao lên
mãi.
Nhân dân Việt Nam đời đời nhớ ơn Mai Hắc Đế, lập đền thờ ông ở trên núi
Vệ Sơn và trong thung lũng Hùng Sơn. Một bài thơ chữ Hán còn ghi trong
Tiên chân báo huấn tân kinh để ở đền, ca tụng công đức ông như sau (tạm
dịch):
Hùng cứ châu Hoan đất một vùng,
Vạn An thành lũy khói hương xông,
Bốn phương Mai Đế lừng uy đức,
Trăm trận Lý Đường phục võ công.
Lam Thủy trăng in, tăm ngạc lặn,
Hùng Sơn gió lặng, khói lang không.
Đường đi cống vải từ đây dứt,
Dân nước đời đời hưởng phúc chung.
Tương truyền từ sau cuộc khởi nghĩa lớn lao này, nhà Đường không dám