vẫn có thói quen rằng khi cần tiền để kinh doanh thì cầm sổ đỏ, tài sản thế
chấp ra ngân hàng để vay tiền đó là cách làm quá dễ dàng mà ai cũng có thể
làm được. Chính vì thế nguồn vốn này sẽ không được vững bền và bị phụ
thuộc kinh doanh không có chỗ cho sự dễ dàng.
Trong khi đó, trên thế giới hiện có -mỗi ngày 400.000 - 500,000 tỷ đô la
“chạy” đi tìm nơi đầu tư. Tại sao các doanh nghiệp Việt Nam không nghĩ
rằng mình có thể lấy được một phần của số tiền này mà cứ loay hoay với câu
hỏi “Tiền ở đâu?” mà không thay vào đó là câu hỏi “Làm thế nào để có được
số tiền đó?”
Cụ thể doanh nghiệp Việt Nam sẽ phải làm thế nào, thưa ông?
TS. Alan Phan: Đơn giản thôi. Một trong những cách đó là niêm yết cổ
phiếu của mình trên thị trường chứng khoán MỸ. Cửa sổ của cơ hội vẫn
đang còn mở với các doanh nghiệp Việt Nam khi ra biển lớn để tìm vốn trên
sàn Mỹ.
Sàn MỸ vẫn có một thanh khoản rất cao vì dòng tiền đầu tư đang quá dư
thừa. Giá chứng khoán vẫn gia tăng kỷ lục trong 2 năm qua, dù tình trạng vĩ
mô toàn cầu đang bị đe dọa với rất nhiều rủi ro.
Tuy nhiên niêm yết trên sàn Mỹ là điều không hề dễ dàng và hài học Cavico
(Công ty cổ phần xây dựng và đầu tư) đối với các doanh nghiệp Việt nam
vẫn còn?
TS. Alan Phan: Cavico niêm yết trên sàn Mỹ nhưng vẫn kinh doanh tư duy
theo kiểu Việt Nam, đầu tư dàn trải, có quá nhiều công ty con, do đó không
cập nhật kịp báo cáo của các công ty con, nộp báo cáo tài chính chậm.....
Muốn lên sàn MỸ thì mô hình kinh doanh đó phải đơn giản, quản trị rõ
ràng.
Theo cảm nhận của tôi, phần lớn các doanh nghiệp Việt Nam vẫn chưa sẵn
sàng. Những điều kiện để tìm vốn bằng cách phát hành cổ phiếu hay trái
phiếu nghe qua thì khá dễ dàng, nhưng cho đến nay, vẫn chưa một doanh
nghiệp Việt Nam nào thực hiện được mục tiêu này.