Vấn đề về chi phí và duy trì niêm yết liệu có quá sức đối với các doanh
nghiệp Việt Nam không, thưa ông?
TS. Alan Phan: Với một công ty nhỏ, chỉ có một hình thức kinh doanh độc
nhất phí tổn hàng năm cho các luật sư và nhà kiểm toán khoảng hơn 150
nghìn đô la; chưa kể đến những chi phí về IR-PR (liên hệ đầu tư, investor
relations), tư vấn tài chính, phí để lưu trữ hồ sơ đầu tư (transfer agent), phí
đăng ký với các cơ quan chính phủ v.v... Một công ty có chừng 10 công ty
con, phải nhân lên gấp 5 lần số tiền nói trên. Do đó, nếu công ty bạn không
tìm được một dòng tiền để thỏa mãn nhu cầu này, thì việc lên sàn là một đầu
tư không hiệu quả, và khó đạt được mục tiêu ban đầu.
Mức phí đó xem ra cũng không hề rẻ đối với phần lớn các doanh nghiệp Việt
Nam, ông có nghĩ rằng việc niêm yết này sẽ khiến các doanh nghiệp khó đạt
mục đích huy động vốn hay không?
TS. Alan Phan: Công ty tư nhân lớn nhất của Việt Nam là Ngân Hàng ACB
có doanh thu khoảng 900 triệu đô la và có thể được xếp hạng là công ty nhỏ
(small cap). Còn lại các công ty khác thường thuộc loại công ty siêu nhỏ
(mini hay micro cap), theo tiêu chuẩn Mỹ.
Khi đầu tư vào các công ty nhỏ, các nhà đầu tư quốc tế thường chọn những
cổ phiếu có tính đột phá mạnh và có lợi thế về công nghệ với khả năng phủ
hàng khắp thị trường toàn cầu. Trong 18 năm từ khi các công ty Trung Quốc
bắt đầu niêm yết sàn Mỹ, chỉ hơn 10% các doanh nghiệp là đạt được mục
tiêu mong muốn. Tôi nghĩ tỷ lệ thành công của các doanh nghiệp việt Nam
cũng sẽ không khá hơn gì.
Có mâu thuẫn không khi ông khuyên rằng hãy niêm yết trên sàn chứng
khoán Mỹ và ngay sau đó là tỷ lệ thành công chỉ khoảng 10%?
TS. Alan Phan: Sàn chứng khoán Mỹ như tôi nói có dòng tiền rất dồi dào
và thanh khoản cao, đó là cái đích mà các doanh nghiệp Việt Nam nên
hướng đến.