Theo ông “nút thắt” mà các doanh nghiệp Việt Nam cần phải tháo bỏ để
tiếp cận được nguồn vốn từ thị trường này là những gì?
TS. Alan Phan: Chuyện niêm yết trên sàn Mỹ thực sự khá dễ dàng; bạn chỉ
cần một bản cáo bạch, có luật sư chuyên về chứng khoán và một kiểm toán
gia có tên trong danh sách của PCAOB(*) ký nhận là Cơ quan chứng khoán
Mỹ (SEC) sẽ chấp nhận đơn xin niêm yết. Không một đòi hỏi nào khác về
doanh thu, lợi nhuận. Tuy nhiên, doanh nghiệp phải làm tốt những điều sau
nếu muốn “rút tiền” trong túi của các nhà đầu tư trên sàn chứng khoán Mỹ:
Thứ nhất, tư duy của ban quản lý. Nguyên tắc căn bản không thể thiếu được
khi lên sàn Mỹ đó là tính minh bạch (transparency), trung thực và khai báo
đầy đủ (full disclosure), kỷ cương đạo đức của công ty và cá nhân ban quản
lý (corporate governance); nhất là những mâu thuẫn lợi ích (conflict of
interest).
Thứ hai, doanh nghiệp phải chứng minh được sự hấp dẫn, mức độ sinh lời
của cổ phiếu đủ để thuyết hục được các nhà đầu tư.
Toàn thế giới, có khoảng 36.000 cổ phiếu đủ loại (sàn Mỹ có hon 12.000) để
các nhà đầu tư lựa chọn. Bạn phải có một lý do khá độc đáo để thuyết phục
nhà đầu tư mua cổ phiếu của công ty hạn thay vì mua của Google hay
Apple.
(* PCAOB là tổ chức phi lợi nhuận. PCAOB không phải là tổ chức chính phù nhưng có chức năng
như cơ quan Chính phủ. PGAOB có năm thành viên trong đó Chủ tịch PCAOB phải do Ủy ban
Chứng khoán Mỹ [SEC] chỉ định. Mục tiêu hoạt động của tổ chức này là nhằm:
Thứ nhất là duy trì và nâng cao sự tin cậy của nhà đầu tư đối với Báo cáo tài chính đã được kiếm toán
của các công ty đại chúng bằng cách tăng cường giám sát hoạt động của các công ty kiểm toán đỗ
đăng ký.
Thứ hai là tăng cường huấn luyện, đào tạo và nhận thông tin phản hồi từ những người sử dụng kết quả
kiểm toán và các đối tượng khác có liên quan đến các hoạt động giám sát của PCAOB. Thứ ba là nỗ
lực giám sát hoạt động của kiểm toán viên độc lập ở Hoa Kỳ và nước ngoài.