lãnh; Hai là tổ chức bộ phận chuyện nghiệp về quan hệ khách hàng - nhà
đầu tư.
Vấn đề không phải là lên sàn mà là làm sao anh bán được cổ phiếu sau khi
lên sàn. Do đó, công ty phải có một bộ phận chuyên về thị trường nước
ngoài và có nhân sự phục vụ việc đi tìm tư vấn, cố vấn chương trình tiếp thị
cổ phiếu, xây dựng mạng lưới phân phối cổ phiếu...
(*) Market Maker (tạm dịch: nhà tạo lập thị trường - nhằm ám chỉ cá nhân hoặc tổ chức (công ty)
đứng ra tự giao dịch một hay một số loại công cụ tài chính, hàng hóa và kiếm lợi nhuận từ mức chênh
lệch giá mua giá bán và những biến động giá Nguồn: Saga.vn)
Theo ông, những công ty nào có lợi thế khi niêm yết sàn Mỹ?
TS. Alan Phan: Nước Mỹ phát triển quá mạnh, quá cao trong khi Việt Nam
là nước đang phát triển. Thế nên nhà đầu tư Mỹ luôn nghĩ đến những công
ty có tính đột phá, sáng tạo, công nghệ cao....nghĩa là tất cả những khía cạnh
của nền kinh tế mới - kinh tế kỹ thuật số được nhà đầu tư Mỹ ưa chuộng,
Thành ra việc thuyết phục một nhà đầu tư Mỹ hay Âu châu mua cổ phiếu
sữa hay địa ốc là chuyện khó vì ngành này không sinh lời cao từ tính đột phá
của nó.
Tại sao nhiều doanh nghiệp Việt chỉ mới nghĩ đến thị trường Singapore mà
không nghĩ đến một sân chơi lớn hơn như Mỹ? Dĩ nhiên là cũng có khó
khăn nhưng đó cũng là một thách thức cho doanh nghiệp.
Sàn Mỹ có chừng 12.000 công ty, cái khó nhất là làm sao anh có thể bán
được cổ phiếu? Làm sao công ty minh nổi bật trong 12.000 công ty. Chai
nước ngọt bán trong ngôi chợ làng có thể nổi bật hơn các sản phẩm cùng
loại nhưng khi ra một khu đại siêu thị thì làm sao khách biết chai nước của
anh. Vì vậy, vai trò tư vấn về tiếp thị để đạt hiệu quả là rất quan trọng. Ngoài
ra, doanh nghiệp phải có hệ thống phân phối, bán hàng giỏi, phải có hình
ảnh tốt đối với một cộng đồng mình muốn hướng tới.
Còn khó khăn về niêm yết tôi cho rằng không quan trọng. Chính phủ Mỹ
cũng rất dễ dàng trong niêm yết nhưng anh phải minh bạch thông tin. Những