BIẾN CỐ 1975 VÀ CON ĐƯỜNG MƯU SINH TẠI WALL STREET
(1975-1982)
Sau ngày thống nhất đất nước, các công ty của ông đều bị sung công. Ông
và gia đình sang MỸ với 2 bàn tay trắng, chỉ được cầm theo 600 đô la
(khoảng 2.500 đô la tỷ giá 2015). Nhưng ông không hề bỏ cuộc và trách
móc cuộc đời. Trong ông luôn là một sự lạc quan và hưng phấn với những
cơ hội mới:
“Cơn sóng thần 1975 cuốn trôi tất cả và tôi quay lạị Mỹ với hai bàn tay
trắng. Trong khi vợ khóc sướt mướt vì mất mát, tôi vẫn hưng phấn và lạc
quan. Trong tôi, không một chút oán hận hay giận dữ, không trách móc ai
hay đổ lỗi cho số phận xui xẻo. Bởi vì tôi hiểu là dù thực tại có bê bết, Alan
Phan vẫn là Alan Phan (Alan Phan - 2012)
Bỏ qua những mất mát sau khi quay lại Mỹ, Alan Phan bắt đầu đi làm công
cho công ty đa quốc gia
Eisenberg, rồi chuyển qua Polaris Leasing - một công ty con của GE Capital,
chuyên cung cấp dịch vụ cho thuê máy bay những công việc đòi hỏi đi khắp
thế giới, xuất khẩu công nghệ cao cho các quốc gia.
TỪ “THÀNH NHÂN” ĐẾN “THÀNH CÔNG”.
THẤT BẠI ĐỊA ỐC 1982 ĐẾN SỰ RA ĐỜI CỦA HARTCOURT
Lại 7 năm trời xoay vần (1975-1982), với sự tháo vát và tinh thẩn lạc quan,
Alan Phan đã gây dựng lại ít nhiều cơ
Tiếp khách tại công ty Hartcourt nhưng năm 1933-1936
nghiệp trên đất MỸ. Bên cạnh công việc làm thuê, ông cũng đạt vài thành
công đầu tiên từ kinh doanh địa ốc. Nhưng có lẽ ông trời muốn dành cho anh
chàng Alan Phan thêm nhiều trọng trách khác nên đã thử thách Alan bằng...
một lần phá sản nữa.
Năm 1982 khi mọi thứ đều tốt đẹp, kinh tế Mỹ sa vào một cuộc suy thoái và
lãi suất ngân hàng lên đến 18-19%. Alan Phan mất toàn bộ tài sản tại bang