Arizona và hẩu hết sản nghiệp của mình (ước tính khoảng 10 triệu đô la
“tương đương 24,9 triệu đô la năm 2015). Ông kể "chính xác là tôi buộc
phải rời nhà với 1 cái valy với áo quần.., đại khái rất khốn khổ sau biến cố
mất tiền đó..”
14 năm, 2 lần phá sản, mất đến gần 60 triệu đô la (trải nghiệm không phải ai
cũng "được" trải qua) và làm lại tất cả ở tuổi 37 trên đất khách quê người.
Nếu Alan gục ngã vào thời điểm này, chắc không ai có thể trách ông. Nhưng
ông vẫn tiếp bước, để trở thành một Alan Phan mà ta biết ngày nay.
Không để sự chán nản kéo dài lâu, năm 1983, ở tuổi 38, Alan Phan quyết
định ra riêng, thành lập Hartcourt, phần vì quá mệt mỏi với nghiệp làm thuê,
phần khác vì cũng muốn thử sức mình.
Ban đầu mô hình kinh doanh trong giai đoạn 1983-1986 của Hartcourt là
xuất khẩu máy móc, thiết bị và công nghệ mới cho những Nhà máy Trung
Mỹ, Nam Mỹ và Á châu (liên doanh với Magic Marker, xây dựng một nhà
máy sản xuất bút ở Trung Quốc) tương tự như công việc mà ông đã làm tại
Eisenberg. Những công việc này cũng khiến Hartcourt kiếm được kha khá
tiền tuy nhiên vẫn không làm ông hài lòng vì chí nguyện phiêu lưu kiếm
tiền... chưa toại.
LÊN CUỘC CHƠI LỚN - CHỨNG KHOÁN MỸ VÀ MỞ RỘNG
KINH DAONH RA Á CHÂU.
"Có bột mới gột nên hồ", để thỏa mãn nhiều hoài bão của mình - Alan Phan
tìm đến nguồn cung vốn lớn nhất thế giới - thị trường chứng khoán Mỹ.
Năm 1987 Alan Phan là một trong những Việt kiều đầu tiên đưa công ty của
mình lên sàn chứng khoán MỸ để gây dựng vốn.
Nhờ những đồng vốn đó, Hartcourt đã mua lại một công ty ở Mexico,
chuyên cung cấp hộp cáp tivi cho General Instrument, công ty con của
Motorola. Sản phẩm của Hartcourt khi đó chiếm 70% thị phần Hoa Kỳ
doanh thu rất cao, nhưng phần lời không đáng kể. Điều này đã thôi thúc
Alan Phan tiếp tục mở rộng hợp tác cho Hartcourt sang thị trường Trung