nghề nông; nếu cho họ một môi trường để tự phát triển, đem tới những công
nghệ mới nhất từ Israel, từ Hoa Kỳ,từ châu Âu... thì sức đột phá nông
nghiệp Việt Nam có thể nói sẽ rất cao.
Tôi lấy ví dụ là cà phê. Chúng ta trồng cà phê 100 năm nay sản lượng không
tăng, chất lượng không cải thiện. Chúng ta ở trong nhóm, những quốc gia
xuất khẩu cà phê hàng đầu thế giới, nhưng thương hiệu hoàn toàn không có,
chất lượng không được đánh giá cao, chỉ là xuất khẩu nguyên liệu thô để
người ta chế biến mà thôi. Dù ông chủ cà phê Trung Nguyên - Đặng Lê
Nguyên Vũ -cũng là bạn tôi lúc nào cũng ca tụng thương hiệu của mình,
nhưng thực tình trên thế giới không ai biết đến. Câu chuyện xuất khẩu gạo
cũng tương tự như vậy.
Vậy nên mới nói là cần phải có sự đột phá. Chẳng hạn thay vì trồng điều
chúng ta có thể trồng cây vani giá trị kinh tế hơn rất nhiều, với thời giá bây
giờ trên thế giới 1 kg -khoảng hơn 20.000 đô- la, ngay cả việc nuôi cá xuất
khẩu, tôi có một anh bạn hiện đang chuyển hướng hoạt động mạnh trong
việc nuôi cá tầm để lấy trứng bán mấy ngàn đỗ la/kg thay vì đi bán cá tra
như trước...
Tất cả cơ hội nằm ở đó, nhưng phải biết nắm bắt. Muốn nắm bắt được thì
phải có chất xám, có tìm tòi suy nghĩ; mà quan trọng nhất là phải dám đột
phá thì mới dám tận dụng các chất xám được cung cấp hay tự tìm tòi học hỏi
được.