ALAN PHAN: NÔNG NGHIỆP' “CẤT CÁNH”
Đặng Thúy thực hiện
Giảm các khoản đóng góp của nông dân; bỏ tư duy sản xuất nông nghiệp
“bầy đàn”; tạo ra những lợi thế riêng... Đó là những hiến kế của Tiến sĩ Alan
Phan trong cuộc trao đổi độc quyền với phóng viên NTNN về một vấn đề
tưởng như cũ nhưng vẫn rất nóng hiện nay: Làm sao giúp nông dân, nông
nghiệp “cất cánh”?
Tiến sĩ Alan Phan: Luật chơi trong kinh doanh là lợi thế cạnh tranh, mình
muốn thắng người ta, muốn chiếm thị phần cao, muốn giàu phải có cái lợi
thế cạnh tranh.
CẦN BỎ TƯ DUY “BẦY ĐÀN”
Ông từng phác thảo một bức tranh về kinh tế Việt Nam trong tương lai,
trong đó khẳng định nông nghiệp là một trong những cơ hội để Việt Nam đột
phá. Theo ông cơ hội đó là gì và Việt Nam đã tận dụng các cơ hội như thế
nào?
TS. Alan Phan: Phát triển kinh tế trong đó lấy nông nghiệp là đòn bẩy. Tôi
nghĩ đúng với mọi thời điểm, mọi giai đoạn của Việt Nam. Nhưng phát triển
nông nghiệp như thế nào lại là vấn đề khác. Những sản phẩm chính yếu của
nông nghiệp Việt Nam vẫn là cà phê, hải sản, gạo... và từ trước tới giờ mình
vẫn lặp lại một mô tip như vậy.
Còn bây giờ, để tạo ra một sự đột phá, cần phải suy nghĩ sáng tạo tìm ra
hướng đi mới. Tôi nói riêng về cà phê, để đột phá, mình phải tách ra theo
hướng: Một là phải đẩy mạnh tăng chất lượng lên cao, hai là giá thành phải
thấp xuống, ba là phải tạo ra thương hiệu riêng cho cà phê Việt Nam.
Thương hiệu đó phải rất đặc thù, không thể bắt chước người ta.
Để làm được 3 vấn đề trên, chúng ta cần thời gian và phải phối hợp nhuần
nhuyễn với nhau. Như về chất lượng, thì ngoài phát huy sự sáng tạo, các
sáng kiến trong nước cần nhanh chóng mang về và áp dụng những công