nghệ mới nhất từ các nước có thế mạnh về còng nghệ nông nghiệp như
Israel, Úc...
Về sản phẩm thì phải tìm ra những đặc thù, như thay vì trông điều, giờ đây
nên suy nghĩ chuyển sang trồng cây mắc ca, loại cây này hiện bán giá gấp 5
lần điều. Khi xác định như vậy chúng ta tập trung vào thì đường đi sẽ rộng
rãi hơn, thay vì cứ đeo đuổi các loại sản phẩm cũ nhưng lại không có những
điểm mới để cạnh tranh.
Vừa rồi có một anh bạn nước ngoài tìm đến tôi và bảo rằng, ở Việt Nam rất
lý tưởng để trồng cây vani, loại cây tạo hương liệu cho các món ăn. Đó cũng
là một ý tưởng mà mình cần suy nghĩ. Mấu chốt ở đây là không chỉ chờ cơ
hội mà bản thân mình phải tự tạo ra cơ hội.
Nói cách khác, người nông dân phải tạo ra những sản phẩm mới. Nếu cứ
thấy người ta trồng cà phê, mình cũng trồng cà phê, thấy người ta nuôi heo,
mình cũng nuôi heo... thi đó chỉ là “tâm lý bầy đàn” rồi thì sẽ cạnh tranh lẫn
nhau, loại bỏ nhau và sẽ không đi đến kết quả tốt.
Nhưng tại sao, trong khi nhiều nước trên thế giới đang đua nhau chạy theo
công nghiệp, Việt Nam lại phải chọn nông nghiệp để phát triển. Liệu như
vậy có đi ngược lại xu thế chung của toàn cầu ?
TS. Alan Phan: Không! Luật chơi trong kinh doanh là lợi thế cạnh tranh,
mình muốn thắng người ta, muốn chiếm thị phần cao, muốn giàu phải có cái
lợi thế cạnh tranh. Nếu cứ thấy người ta làm ôtô mình cũng làm nhưng thử
hỏi mình có cái lợi thế cạnh tranh ở lĩnh vực này không? Hay cứ thấy người
ta đóng tàu mình cũng đóng tàu, đóng nhiều nên giờ mới đổ nợ ra.
Theo tôi, vấn đề chính không phải là mình làm gi, mình làm gì cũng được,
bất cứ cái gì người Việt Nam cũng có thể làm nhưng làm mà không thấy lối
ra thì nên cân nhắc, suy nghĩ thật kỹ.
TẠO MÔI TRƯỜNG CỞI MỞ CHO NGƯỜI NÔNG DÂN
Hiện Quốc hội Việt Nam đang thảo luận sôi nổi về đời sống của người nông
dân, rằng họ đã cày ải ra hạt lúa, con cá để cứu nên kinh tế, song đời sống