trường thông thoáng. Cái mà chúng ta thiếu là tạo môi trường ở nông thôn
cho thật quyến rũ để nó sinh sôi, nảy nở và hội tụ trí tuệ, nguồn vốn về đây.
Khi đã có môi trường tốt rồi, Việt Nam phải làm thế nào để người nông dân
thừa hưởng được những thuận lợi từ môi trường này, ví như chất lượng đời
sống, hạ tầng cơ sở, chính sách ưu đãi...
Cái tôi muốn nhấn mạnh là Việt Nam phải tạo ra môi trường thông thoáng,
cởi mở cho người nông dân, đừng o ép họ. Phải nhớ là trước thời kỳ bao
cấp, Việt Nam không sản xuất đủ gạo mà phải đi xin hạt bo bo ở bên Nga
về... Tại sao vậy? Trong khi đó, hiện mình cũng chi có bấy nhiêu đất, bấy
nhiêu người, tại sao bây giờ lại sản xuất được lương thực và cũng đã có thể
xuất khẩu? Tôi nghĩ nếu có môi trường tự do, thông thoáng, người nông dân
sẽ tự phát triển thôi.
Sau mấy năm hội nhập với thế giới, đặc biệt là gia nhập WTO, chúng ta lại
thấy thêm những bất lợi và sự dễ đổ vỡ của nền nông nghiệp, của người
nông dân. Thưa ông, có thể giải mã câu chuyện này như thế nào?
TS. Alan Phan: Cá nhân tôi nghĩ rằng, từ khi Việt Nam gia nhập WTO thì
đường đi có lúc chưa đúng. Việt Nam đi theo con đường mà Trung Quốc đã
đi, mà con đường đó hợp với Trung Quốc chứ chưa hẳn đã hợp với Việt
Nam.
Bất cứ ngành nghề gì cũng đều phải cạnh tranh chứ không phải là trước khi
vào WTO hay là sau khi WTO. Trước WTO, Việt Nam chỉ quanh quẩn cạnh
tranh trong nước nền thị trường không lớn được. Còn bây giờ Việt Nam xuất
khẩu cà phê nhất nhì trên thế giới, gạo cũng vậy là bởi vì mình đã tham gia
vào thị trường quốc tế thì khi đi ra biển lớn đương nhiên phải gặp sóng,
không thể nào phẳng lặng như ở ao hổ được.
Vấn đề ở đây là làm thế nào để tạo ra những con thuyền lớn hơn để đi ra
biển, chứ không thể nào vẫn dùng con thuyền nhỏ đã từng đi trong cái ao hổ
để đi ta biển lớn được, chắc chắn, nó sẽ bị sóng đánh chìm. Đó là cái mà
Việt Nam chưa làm tốt khi hội nhập với WTO.