TPP TỪ GÓC NHÌN CỦA ALAN
“Bất hạnh giúp ta thử thách tình bạn và nhận diện kẻ thù (Misfortune tests
friends and detects enemies) Proverb.
Trong những buổi nói chuyện của tôi gần đây, câu hỏi “hot” nhất của mọi
doanh nhân từ Việt, ASEAN…đến Mỹ và Trung Quốc…là chuyện gia nhập
của Việt Nam vào Hiệp Ước Thương Mại Xuyên Thái Bình Dương (TPP)
với 10 quốc gia và 2 đại cường kinh tế, Mỹ Nhật. GDP của các hội viên TPP
chiếm đến 40% GDP toàn cầu. Nhiều chuyên gia cho rằng TPP là một sách
lược của Mỹ để chống sự bành trướng kinh tế của Trung Quốc.
CĂN BẢN CỦA QUYỀN LỢI
Trước khi đi sâu về phân tích, tôi xin nói rõ là tôi không có một thông tin
nào ngoài những tin tức bình luận trên các mạng truyền thông. Và tôi cũng
không thể bàn sâu vào góc cạnh chính trị của sự kiện quan trọng này vì lý do
đơn giản là “pháp luật” của Việt Nam không cho phép.
Trước hết, theo kinh nghiệm làm ăn và các cuộc thương thuyết trong lịch sử,
hay chỉ đơn giản giữa 2 người “dân đen”, bất cứ một giao dịch thành công
nào cũng đòi hỏi sự thỏa mãn tối thiểu giữa hai bện hay nhiều bên. Thuận
mua vừa bán. Sự đổi chác về quyền hay lợi đều dựa trên căn bản: tôi được gì
và mất gì trong giao dịch này? Dù có thể một bên thiếu xuy sét và hoang
tưởng trong kỳ vọng (gọi là ngu xuẩn) nhưng vào thời điểm giao dịch, họ
đều thương lượng gay gắt để đạt được điều mình muốn.
Do đó, muốn hiểu rõ hơn về sự gia nhập của Việt Nam vào TPP, ta phải trở
lại vấn đề căn bản: Việt Nam muốn gì và Mỹ muốn gì? Dĩ nhiên 10 nước
còn lại cũng có những lợi ích quốc gia riêng của họ, nhưng với sự chi phối
và với vai trò đầu đàn, Mỹ có thể “thuyết phục” họ khá dễ dàng.
Một sinh viên trẻ cũng có thể đọc báo để thấy Việt Nam muốn gì từ TPP:
thị trường béo bở và rông mở của 2 quốc gia Mỹ Nhật. Hiện nay, Viêt Nam
đang xuất khẩu hơn 20 tỷ USD qua thị trường Mỹ và 9 tỷ USD qua thị
trường Nhật (khoảng 25% của GDP). Xuất siêu từ Mỹ lên đến 15 tỷ USD