NHÌN TỪ PHÍA MỸ
Dĩ nhiên, các chuyên gia Mỹ không ngu gì mà không biết những gì Trung
Quốc và Việt Nam sẽ hưởng từ TPP. Tuy nhiên, cái gót chân Achilles của
nước Mỹ luôn luôn là các chính trị gia và những nhóm lợi ích quyền lực,
nhất là nhóm tài phiệt Mỹ (gốc Do Thái).
Trước hết, nhóm tư bản tài chánh của Mỹ không bao giờ quan tâm đến
quyền lợi quốc gia. Với họ, toàn cầu hóa và lợi nhuận tối đa là mục tiêu
chính. Những yếu tố khác như chánh trị hay quân sự là chuyện “người
khác”. Vì sự hấp dẫn của thị trường 1.3 tỷ dân mà họ đã lao đầu không suy
nghĩ vào Trung Quốc. Cho đến nay, qua các nguồn tài trợ, họ đã giúp Trung
Quốc cất cánh và trở thành một đối thủ đáng quan ngại của Mỹ. Vì số lượng
khủng của petrodollars (tiền thâu nhập từ dầu khí) mà giới tài chánh Wall
Street ủng hộ các vương quốc và chế độ độc tài (kể cả việc đẩy Mỹ vào trận
chiến Iraq). TPP là một miếng mồi ngon cho các tập đoàn này.
Ngay sau đó là phe chính trị “tả phái” của Mỹ, hiện bao gồm những trí thức
tháp ngà và các nhà hoạt động xã hội trẻ (hơi dư thừa lý tưởng). Phe tả luôn
thích ra tay “giúp” người nghèo hay nước nghèo qua OPM (tiền người
khác). Với lá phiếu của thành phần “hưởng đủ mọi phúc lợi của xã hội mà
không đóng thuế” đang chiếm đến 53% số cử tri, phe tả đang nằm trong thời
kỳ vàng son của đủ mọi chương trình OPM. Lãnh đạo số 1 và tiêu biểu cho
phe tả là ngài Barrack Obama.
Có thể nói Obama là một chuyên gia cao cấp về OPM. Sinh ra trong một gia
đình hưởng nhiều phúc lợi (welfare benefits) vì cha mẹ nghèo, Obama đã
hiểu ngay từ thời thơ ấu về sự hấp dẫn của OPM. Sau khi tốt nghiệp luật sư,
chàng Obama chọn làm một nhà tổ chức cộng đồng (community organizer)
hoàn toàn sống nhờ vào các chương trình xã hội từ tiền ngân sách của các
chánh phủ liên bang và địa phương. Có thể nói, Obama và phe nhóm đã
dùng OPM để leo lên tuyệt đỉnh của danh vọng.
Việc Obama tung chút tiền vào cá cược TPP cho Việt Nam cũng là một điều
dễ hiểu. Các lãnh đạo Việt Nam đã thuyết phục Obama với ngôn ngữ OPM