RÀO CẢN CÒN LẠI
Ba nhóm trên đã bắt tay để bỏ qua quyền lợi kinh tế của quốc gia để theo
đuổi một chánh sách nhiều “hoang tưởng”, nhất là khi nghĩ rằng Việt Nam
sẽ thành một con cờ để “cân bằng” Trung Quốc trong địa chánh trị toàn cầu.
Nhiều người cho rằng vấn đề nhân quyền và dân chủ sẽ là một rào cản ngăn
Việt Nam gia nhập TPP. Phe nhóm Obama sẽ cố “vận động dư luận” để thỏa
mãn phần nào đòi hỏi của phe hữu và khối cử tri Việt Kiều về vấn đề này.
Nhưng trong cốt lũy của các nhóm lợi ích này, “nhân quyền hay dân chủ”
không bao giờ là mục tiêu, mà chỉ là “miệng lưỡi đầu môi” (lip service).
Trong khi đó, phần lớn cử tri Mỹ khác sẽ không quan tâm vì đây là chuyện
quá nhỏ trong đời sống bình nhật của người dân Mỹ. Nếu có cuộc khảo sát
về TPP, tôi chắc là 90% dân Mỹ sẽ nghĩ nó là chữ viết tắt cho một hiệp hội
quần vợt mới của Mỹ.
Do đó, trong bản thông cáo chung của ông Obama và ông Sang, hai bên cam
kết là sẽ hoàn tất việc Việt Nam gia nhập TPP vào cuối năm. Nếu đúng vậy,
đây sẽ là thắng lợi lớn lao cho quan chức Việt Nam, Trung Quốc và vài ba
nhóm lợi ích của Mỹ.
MAY VẪN HƠN HAY
Tuy nhiên, nó cũng sẽ giúp sự hồi phục của nền kinh tế Việt sớm hơn dự
đoán nhờ sự gia tăng về xuất khẩu và đầu tư FDI từ nhiều nơi, nhất là Trung
Quốc. Trong tình thế gần như tuyệt vọng của nền kinh tế Việt, TPP sẽ là một
phép mầu và ân sủng từ Thượng Đế. Lá số tử vi của quan chức Việt và Tàu
quả thật là đầy sao may mắn.
Về phía Mỹ, sự thất vọng gần như chắc chắn trong 5 năm sắp tới khi các nhà
tư bản Mỹ nhận ra là những số liệu thống kê và báo cáo tài chánh của các
đối tác Việt Nam còn tệ hơn tiểu thuyết; và các nhà chính trị quân sự thấm
hiểu lời khuyên về việc “đừng nghe những gì họ nói”…
Kẻ cắp khi gặp bà già …thì cũng phải bó tay.