nặng gia tăng trên vốn và lãi có thể cao hơn những lợi ích thu lại từ tiêu
dùng.
Về địa chính trị, Mỹ và Tây Âu đang thắng thế trong những tranh chấp với
các cường quốc cũ từ khối Cộng Sản. Nga và Trung Quốc dầu có liên minh
chặt chẽ cũng không đủ lực để xoay trở thế cờ. Tuy nhiên, với lòng sĩ diện
cao độ của 2 ông Putin và Tập Cận Bình, Nga và Trung Quốc có thể khuấy
lên những phá rối địa phương, cũng như họp với nhóm Hồi giáo cực đoan để
gây thêm bất ổn cho những thăng bằng về quyền lực và đồng Mỹ kim. Mùa
bầu cử Tổng Thống Mỹ vào năm 2016 sẽ tuỳ thuộc nhiều vào các biến động
này.
Quay lại Việt Nam, mối đe dọa lớn nhất cho chính quyền là những thành
tựu hay thất bại về kinh tế, nhất là việc nâng cao mức thu nhập của đa số
người dân. Việc thay đổi cơ chế và tái cấu trúc toàn diện tuy cần thiết nhưng
sẽ tiếp tục nằm trên bàn giấy của các quan chức; lý do là có quá nhiều dây
mơ rễ má và mâu thuẫn của các thế lực lợi ích, để thay đổi sâu rộng trong
việc thực thi bất cứ giải pháp gì về nền kinh tế. Dù được nhiều nhóm tư bản
đỏ ủng hộ (hy vọng một chuyển giao tài sản lớn lao như Nga 20 năm trước),
việc cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước sẽ vẫn trì trệ vì các phe nhóm đảng
không chịu buông.
Do đó, mức thu nhập thực sự của đa số người dân sẽ không thể gia tăng nếu
tính theo PPP (parity purchasing power) với tỷ giá đô la sẽ tăng cao ở thị
trường tự do. Ngoài ra, vì sự thiếu hụt ngân sách trầm trọng hơn, chính phủ
sẽ truy thu tận mức mọi loại thuế phí, tạo thêm gánh nặng đã quá tải cho các
doanh nghiệp tư nhân. Tuy nhiên, giới cầm quyền sẽ yên tâm vì hai cột trụ
FDI và kiều hối vẫn tăng đều đặn và tiếp tục yểm trợ cho các hoạt động kinh
tế chính yếu, nhất là tăng trưởng GDP và dự trữ ngoại hối, ít nhất trên thống
kê của chính phủ.
Ngoài ra, mặc cho bao bơm thổi từ PR công và tư, chứng khoán, bất động
sản và những hoạt động kinh doanh tư nhân vẫn èo uột và không thể đột