phá. Bài toán nợ xấu sẽ phải đợi vài năm tới khi kinh tế khả quan hơn và
chính phủ có đủ phương tiện thanh toán.
Trong khi đó, một thiểu số người giàu và những thành phần hưởng lợi từ
FDI và kiều hối sẽ an hưởng nhiều phúc lợi hơn từ thu nhập cao cùng việc
giảm phát. Họ gồm các quan chức, những nhân viên và đối tác làm cho
doanh nghiệp FDI và các hộ dân có tiếp tế từ nước ngoài. Nhóm quản lý trẻ
Việt kiều sẽ tăng nhân số vì các công ty đa quốc thích sử dụng họ tại những
địa phương bản xứ.
Phần còn lại, đa số người dân sẽ hứng chịu một tình huống tệ hơn vì thu
nhập không tăng, làm ăn khó khăn vì cạnh tranh của toàn cầu và sưu cao
thuế nặng của Việt Nam. Họ vẫn phải tiếp tục đối đầu với ô nhiễm môi
trường do các nhà máy FDI mới; với tệ nạn quản lý giáo dục và y tế công
cộng; với thực phẩm độc hại và thói quen ăn nhậu, thuốc lá…bừa bãi; với
nạn giao thông hỗn loạn; với tham nhũng phong bì khắp nơi và trên hết là sự
thiếu hụt một mạng lưới an ninh xã hội cho người nghèo. Một yếu tố mới có
thể gây bất ổn xã hội là sự du nhập những công dân hạng nhất từ Trung
Quốc, Hàn Quốc… trong bối cảnh một nền chính trị tư pháp “vũ như cẩn”.
Chất xám và tư bản “đen” tiếp tục “di cư” và tinh hoa của đất nước càng
ngày càng biến dạng. Sự tạm bợ thành căn bản trong văn hoá và tư duy nên
phong cách sống không còn chiều sâu. Mọi người thi nhau tranh giành, chụp
giựt nên tội phạm sẽ gia tăng và chủ nghĩa mackeno sẽ thăng hoa trên nhiều
khía cạnh.
Tuy nhiên, ngoài những tranh chấp quyền lực vẫn thường xẩy ra ở thượng
tầng lãnh đạo, không một nội lực nào có đủ khả năng để tạo thay đổi về
chính trị. Trong lịch sử cận đại, mọi thay đổi của Việt Nam đều đến từ
những tác nhân “nước ngoài”. Hiện nay, mọi cường quốc có thể ảnh hưởng
đến Việt Nam đều chấp nhận nguyên tắc “live and let live” (sống và để
người khác sống). Không ai muốn quấy rối một “status quo”, dù sự ổn định
đó là thực hay ảo, phi lý hay theo thời.