để chiêu mộ những người tài giỏi hơn họ? Nhân sự lãnh đạo được tuyển
chọn như thế nào, qua phe nhóm bè phái hay qua các kỹ năng và kinh
nghiệm thực sự? Nhìn qua lý lịch và thành tích của 30 người quan trọng nhất
đang diều khiển bộ máy kinh tế xứ này, người dân nhận định ra sao? Và vấn
đề đạo đức? Chúng ta có nên bắt chước vài quốc gia đòi hỏi một liệt kê tài
sản của các lãnh đạo và gia đình họ, trước và sau khi nắm quyền? Chúng ta
có dám để những chuyên gia hay định chế độc lập phân tích và phán xét
nhân sự và bộ máy điều hành không?
KẾ HOẠCH TIẾP THỊ
Một nhà hiền triết Trung Quốc dạy,” Muốn thống trị thiến hạ thì hãy phục vụ
mọi người”. Phục vụ và đáp ứng được nhu cầu để khách hàng thỏa mãn là
một kế hoạch tiếp thị thành công.Đây thực sự là một hành động liên tục, chứ
không phải một vài khẩu hiệu khôn ngoan hay một cô người mẫu đẹp mắt
trong một phút quảng cáo trên TV.
Trong nền kinh tế quốc gia, người dân là khách hàng, là nhà đầu tư và các
quan chức là người bán hàng. Mục tiêu là sự thỏa mãn của “Thượng Đế”.
Ngoài việc làm cho túi tiền của dân càng ngày càng phồng to, bộ máy lãnh
đạo phải tạo thương hiệu, hay “niềm tin” của khách hàng vào chất lượng
dịch vụ của mình. Ít nhất là họ phải tin rằng người bán sẽ giao đúng món
hàng, đúng giờ và đúng giá…như lời hứa.
Trong các dịch vụ của chánh phủ, quan trọng là công ăn việc làm, an ninh, y
tế, giáo dục, môi trường, văn hóa và bảo hiểm xã hội cho những người kém
may mắn. Ngoài ra, một nhiệm vụ “mềm” nhưng cần thiết là tạo niềm tin
vào tương lai cho khách hàng với sự minh bạch, trung thực và sáng tạo.
Các lãnh đạo kinh tế ở Việt Nam đã đáp ứng được nhu cầu này chưa? Những
người dân đang sinh hoạt hàng ngày có “tin” vào những giải pháp đề nghị,