YẾU TỐ CĂN BẢN CỦA MỌI NỀN KINH TẾ: NIỀM TIN
Khi người dân không tin vào đồng tiền quốc gia, tỷ giá sẽ suy thoái. Tiền
suy thoái thì lạm phát gia tăng. Lạm phát tăng thì lãi suất tăng. Các hoạt
động kinh tế sẽ hướng về phòng thủ (bảo vệ tài sản khỏi bị mất mát). Mọi
sáng tạo, năng động và tham vọng của cá nhân hay tập thể cũng bị lùi bước,
thu gọn... vì phải lo sống còn trước. Không ai muốn đầu tư thêm vào một
nền kinh tế thui chột.
DẠY NGƯỜI DÂN THÓI QUEN TÙY THUỘC VÀO CHÁNH PHỦ
Với những lời hứa hoàn toàn dựa trên lợi ích chính trị, các chính phủ đã giấu
giếm những yếu điểm của quốc gia mình và cố tình làm người dân hiểu sai
thực trạng về kinh tế, xã hội hay trách nhiệm của dân lẫn quan. Hậu quả là
làm cho người dân ước muốn và đòi hỏi những gì “miễn phí” hay đến từ tiền
người khác (OPM: other people’s money). Sự tham lam không cơ sở của
người dân sẽ giúp chính quyền kiểm soát hoạt động của dân và nhờ vậy, giữ
quyền lực lâu dài hơn.
NGƯỜI BẠN TRUNG QUỐC
Tôi trình bày với nhiều chi tiết hơn về đề tài nói trên trong một buổi mạn
đàm 2 tháng trước ở Đại Học Giao Thông Shanghai. Một anh bạn doanh
nghiệp nói với tôi, “Nghe ông mà tôi phát khiếp. Xã hội Mỹ dân chủ tự do
mà còn bị vướng vào những vấn nạn của chánh phủ như vậy, thì các người
dân ở các quốc gia khác đối phó ra sao với tình huống ?” Tôi không có câu
trả lời.
Tôi kể ông nghe về lịch sử của Sparta vào trước thời đế chế La Mã. Sparta là
một quốc gia nổi tiếng là anh hùng, đạt nhiều thành quả ấn tượng trên chiến
trường. Vị lãnh tụ Lycargus được bơm thổi lên như một vị thánh của Sparta.
Chiến thắng lớn nhất là đại thắng ở thành Troy của Hy Lạp. Họ ngạo mạn,
coi thường đối thủ và nghĩ là khả năng chinh chiến bất bại của họ sẽ giúp họ
vượt trội và thôn tính thế giới. Họ không quan tâm đến việc xây dựng một
xã hội hài hòa, tôn trọng pháp luật, hay một nền kinh tế sáng tạo hiệu quả.
Họ vung tay tiêu xài trong những cuộc liên hoan bất tận để mừng chiến