Châu, nhưng 64% người dân vẫn sống nhờ vào nông nghiệp. Số lượng vàng
trữ trong nhân dân được ước tính có thể lên tới 1,000 tấn, tương đương với
52% GDP. Ngân hàng là ngành nghề có lợi nhuận cao nhất trên sàn chứng
khoán, nhưng tài sản hay nợ xấu tính theo chuẩn mực thế giới thì chỉ có thể
phỏng đoán. Công ty gần như không được phá sản cho đến khi trả hết thuế
và nợ nần.
Các doanh nghiệp nhà nước (tiền của nhân dân?) là thành phần lãnh đạo
kinh tế, nhưng những đại gia giàu nhất VN xuất thân từ nền kinh tế tư nhân.
Y tế môi trường là những vấn nạn thường trực của người dân; nhưng rượu
và thuốc lá là hai món hàng thông dụng và có giá rẻ nhất thế giới.
Những vấn nạn này của nền kinh tế không khác gì những vấn đề của hệ
thống giao thông. Và các doanh nhân cùng người dân sẽ tìm ra phương thức
để tránh bão và đi tới. Những trận mưa lớn vẫn làm ngập lụt đường phố,
nhưng cuối cùng rồi ai cũng về nhà, dù ướt át và chậm trễ.
Tôi kết luận là khi nào các bạn hiểu được cái kỳ diệu dù nghịch lý của hệ
thống giao thông ở VN, các bạn sẽ hiểu về tổng quan của kinh tế và xã hội
của xứ này. Tôi cũng nói thêm, VN không có quạt máy nào quá lớn và phân
thì trải đều khắp ruộng đồng. Vô tình, chúng lại trở thành phân bón tốt.
Với người ngoài, thì tôi phải giải thích và nhe răng cười để giữ chút “sĩ
diện” cho quê hương. Nhưng giữa chúng ta với nhau, tôi muốn nói rõ là nếu
suốt ngày phải sống với phân thì khổ lắm.
Cuộc trò chuyện hôm đó với nhóm quản lý quỹ nhắc tôi đến chuyện gia đình
của 1 bà nhân viên làm cho tôi ở Thượng Hải. Ông chồng kiếm được khá
nhiều tiền, nhờ đông bà con cũng hay giúp đỡ, dù ông chỉ là một nhân công
bình thường trong 1 xưởng máy nhỏ. Tuy nhiên, ông có tật xài tiền như
nước, ăn nhậu liên hoan mỗi ngày để “nổ” với bạn bè. Ông cũng hoang phí
rất nhiều tiền bạc với những chuyện làm ăn không hiệu quả theo lời rủ rê
của bạn bè phe nhóm. Ông vay mượn tùm lum, trả không nổi, nên uy tín
không còn. Tình trạng tài chính khẩn trương, vì tiền tiết kiệm đã bay hơi,
nhu cầu tiêu xài cho gia đình gấp rưỡi số tiền thu nhập.