GLOBAL WITNESS VÀ
NƯỚC MẮT MÔI TRƯỜNG
“Con người phải hiểu rằng chúng ta không thể sống nếu không có Mẹ Trái
Đất, nhưng hành tinh này vẫn có thể sống mà không cần chúng ta” - Evo
Morales
KINH TẾ PHÁ RỪNG
Dù đau xót khi chứng kiến sự tàn phá vô cảm của con người với rừng (lá
phổi của trái đất), tôi vẫn chưa nghĩ ra sự thiệt hại về kinh tế cho đến khi đọc
bài blog của B/S Hồ Hải về giá trị của lâm sản. Theo B/S Hải, mỗi m
3
của
gỗ trắc tốt Việt Nam có giá khoảng 36,000 USD trong khi loại gỗ rẻ nhất
cũng thu về hơn 15,000 USD mỗi m3. Một vòng qua google về giá cả của
các cây rừng nguyên sinh xác nhận khung giá này.
Năm 1993, tổng số gỗ trong các khu rừng Việt là 1,025 triệu m3 (khoảng 76
m3/mẫu-hectare trên 14 triệu mẫu diện tích). Vài nghiên cứu khác chỉ ghi
nhận đến 728 triệu m3. Giai đoạn 1993 đến 2009, cả nước mất khoảng 7,650
mẫu mỗi năm hay 122,400 mẫu trong 16 năm tương đương với 9.3 triệu m3
gỗ. Nếu tính giá bèo là 15,000USD mỗi m3 gỗ bán ra, các lâm tặc và đồng
lõa đã bỏ túi 139 tỷ USD. Đây là một mất mát lớn gấp 30 lần Vinashin, bằng
115% GDP của Việt Nam trong 2012 và gấp 3 lần số nợ xấu của các ngân
hàng theo báo cáo hiện nay. Số tiền này có thể xây 7 triệu nhà xã hội (20,000
USD mỗi căn) để tặng không cho các hộ nghèo; hay trả tiền ăn học cho 25
triệu trẻ em miền sâu miền xa trong 12 năm học (trung bình 500
USD/năm/em).
Dĩ nhiên, tôi và đến 99% dân số không có thẩm quyền gì về pháp luật nên
những phân tích…chỉ là những phân tích. Tuy nhiên, sự im lặng tuyệt đối
của xã hội với một vấn nạn kinh tế tầm cỡ này là một điều khó nuốt cho mỗi
bữa ăn.
GLOBAL WITNESS