TỪ “SỰ KIỆN ALAN PHAN”: KHI CÁ NHÂN ĐỐI MẶT NHÓM LỢI
ÍCH
Góc nhìn của VnEconomỵ về vai trò của không gian tranh luận phù hợp
nhân “sự kiện Alan Phan”... Sự quan tâm và đồng cảm của số đông đối với
Alan Phan vào thời điểm này không hẳn chỉ vì tò mò.
Giới thiệu về mình trên website cá nhân trước cả khi xảy ra cuộc tranh luận
với Câu lạc bộ Bất động sản Hà Nội, TS. Alan Phan tự nhận mình là một
người “từng thất bại”. Điều này, một lần nữa được ông xác nhận trong thư
gửi Câu lạc bộ Bất động sản Hà Nội mới đây, rằng ông và các đối tác đã
từng “trắng tay trả lại mọi vốn và lời trong dự án lớn ở Arizona vào năm
1982”.
Thời điểm đó, ít người tin chỉ 5 năm sau, năm 1987, ông là Việt kiều đầu
tiên đưa công ty Hartcourt của mình niêm yết trên sàn chứng khoán Mỹ, để
rồi có thời điểm công ty này đạt giá trị thị trường 700 triệu USD.
Những trải nghiệm “lên xuống” đó có lẽ là quá đủ để những ý kiến mà vị
doanh nhân này đưa ra xứng đáng được xem như là “ý kiến chuyên gia”, nếu
so sánh với hàng chục vị chuyên gia khác vẫn đang phát biểu về kinh doanh
trên báo chí mỗi ngày, dẫu chưa một phút làm kinh doanh thực sự.
Không ai có thể cảm nhận được một cách sâu sắc những thành bại trong
kinh doanh như chính các doanh nhân đã trần thân chịu đựng và thụ hưởng
những điều đó.
“CÔNG KÍCH CÁ NHÂN”
Sự quan tâm và đồng cảm của số đông đối với Alan Phan vào thời điểm này,
theo ghi nhận của VnEconomy, không hẳn chỉ vì tò mò. Khẳng định không
có lợi ích liên quan, phát biểu mà ông đưa ra nhằm thẳng vào một nhóm lợi
ích cụ thể trong nền kinh tế là các doanh nghiệp bất động sản, hiện vẫn đang
tích cực vận động cho các gói cứu trợ của Chính phủ mà, phần nào đó, mọi
việc đang thuận chiều!