Thực tiễn tại các quốc gia phát triển cho thấy tranh luận là điều cần thiết để
kiến tạo một xã hội văn minh. Tuy nhiên, điều cần tránh nhất trong tranh
luận chính là sự ngụy biện trong các lập luận. Gần đây, một bài viết về “Văn
hóa tranh luận và vấn đề ngụy biện” đã nêu lên 50 hình thức khác nhau về
ngụy biện, trong đó “hình thức thứ nhất” chính là “công kích cá nhân” (ad
hominem).
“Đây là một loại ngụy biện phổ biến nhất, nguy hiểm nhất, và có “công
hiệu” nhất, vì nó tấn công vào cá nhân của người tranh luận, và tìm cách
trốn tránh luận điểm của cá nhân đó. Hình thức ngụy biện này thường xuất
hiện dưới dạng: ông A phát biểu về một vấn đề; ông B tấn công vào cá nhân
ông A, và làm cho người ta nghi ngờ luận điểm của ông A. Tuy nhiên, có thể
không có mối liên hệ nào giữa cá nhân và luận điểm của ông A”, trích
nguyên văn từ bài viết nói trên.
Dễ nhận thấy rằng, trong “50 chước ngụy biện” được liệt kê trong bài viết
này, có khá nhiều chước đã được “hiện thực hóa” trong bảng câu hỏi 15 câu
mà ông Alan Phan đã nhận được.
TRANH LUẬN MỞ
Câu chuyện về Alan Phan có thể coi là một ví dụ tốt cho một vấn đề mà các
chuyên gia đề cập đến từ lâu: sự cần thiết phải có một không gian tranh luận
mở để các cá nhân, tổ chức có thể nêu chính kiến của mình trước các vấn đề
của đời sống.
Tranh luận sẽ càng cần thiết hơn trong bối cảnh vấn đề đó liên quan và có
thể tác động đến số đông, và chính quyền đang phải đắn đo để đưa ra các
quyết định chính sách. Trong trường hợp này là sự đắn đo về việc “cứu hay
không cứu” thị trường bất động sản vẫn đang trên đà suy giảm.
TS. Nguyễn Lương Hải Khôi, một chuyên gia người Việt đang công tác tại
Nhật Bản, từng nói: “Độ "lớn" hay "nhỏ" của một quốc gia không được tính
bằng số dân hay lãnh thổ, mà được tính bằng độ lớn của không gian tự do