mà nền văn hóa của quốc gia đó mở ra cho mỗi cá nhân”. Một người nổi
tiếng khác, GS. Ngô Bảo Châu, nói: “Nếu không có phản biện thì xã hội coi
như chết lâm sàng”.
Cuộc tranh cãi nên dừng lại ở đây, để những người dân chưa có nhà không
nên kỳ vọng vào một phép lạ trong tương lai gần. Nhưng trong sâu thẳm, tôi
vẫn mang nhiều hy vọng. Điều đáng tiếc nhất cho một quốc gia là khi các
chính sách được ban hành không dựa trên quá trình tham vấn nghiêm túc các
bên liên quan. Những sai lầm trong chính sách kinh tế trong thời gian gần
đây là những minh chứng, như chính sách hình thành các tập đoàn kinh tế
nhà nước, điều đã được nhiều chuyên gia nhất loạt phản đối nay thời điểm ý
tưởng này mới được hình thành.
Đối với bất động sản, những cảnh báo về “bong bóng” đã đến từ những năm
2008 - 2009, trong sự “làm ngơ” của các cơ quan chức năng. Khi chính sách
tạo thuận lợi cho đầu cơ ngắn hạn, khó có thể trách các nhà đầu tư chạy theo
ngắn hạn.
Alan Phan cho rằng, “Không có kẻ thắng người thua trong tranh luận dựa
trên tri thức. Không ai độc quyền chân lý. Một cuộc tranh luận cởi mở trên
một sân chơi bằng phẳng là đích đến mong đợi của mọi người dân sau
những ồn ào hỗn loạn của PR và tâm lý bầy đàn”. Điều đáng tiếc chính là
việc dù rất tin tưởng vào ý kiến và những lập luận của mình, ông cũng
dường như đang mất dần niềm tin khi “tiên đoán là Chính phủ rồi cũng sẽ
tung nhiều gói cứu trợ bất động sản mặc cho sự can gián của nhiều chuyên
gia và đa số người dân”.
“So với quý vị, tiếng nói của chúng tôi không đủ trọng lượng để cơ quan
quản lý lưu tâm. Do đó, cuộc tranh cãi nên dừng lại ở đây, để những người
dân chưa có nhà không nên kỳ vọng vào một phép lạ trong tương lai gần.
Nhưng trong sâu thẳm, tôi vẫn mang nhiều hy vọng. Có thể một lúc nào đó,
những tinh hoa của đất Việt sẽ quên đi quyên lợi cá nhân của mình và gia
đình... để san sẻ lại cho các người dân kém may mắn hơn”, ông viết. Tâm sự