TS. ALAN PHAN: “GHÉT AI THÌ THÍCH XÚI NGUÔI TA MỞ NHÀ
HÀNG”
Kinh doanh ẩm thực: Lợi thế cạnh tranh của Việt Nam?
TS. Alan Phan cho rằng, kinh doanh nhà hàng ở Mỹ là một ngành rất khó, tỉ
lệ thành công lớn rất hiếm hoi. McDonald's là thương hiệu lớn toàn cầu
nhưng sự thành công sau này tại Việt Nam còn tùy thuộc rất nhiều điều,
trong đó không thể thiếu sự cạnh tranh từ các chuỗi khác như Burger King,
KFC, Pizza Hut hay Lotteria…
Bài phỏng van TS Alan Phan trên báo Một Thế Giới, do Terry Trần thực
hiện
Kinh tế gia lừng danh Michael Porter, trong lần thăm Việt Nam, có nhận xét
là ẩm thực Việt Nam tuyệt vời và có thể là vũ khí mạnh để cạnh tranh trên
thị trường thế giới, Ông có ý kiến gì?
TS. Alan Phan: Tôi rất kính phục giáo sư Porter về những thành tựu trong
lĩnh vực học thuật. Tuy nhiên, tôi nghĩ lời ông nói về kinh doanh ẩm thực,
hoặc là không thực tế, hoặc chỉ là lời xã giao với Việt Nam. Ẩm thực của
quốc gia nào cũng đều rất đặc thù và được sự ưa chuộng của nhiều người
trên thế giới, tùy theo khẩu vị cá nhân. Hiện nay, bên Mỹ, phổ thông nhất là
món ăn Ý hay Trung Quốc, Mexico, Nhật, Ấn Độ và Thái Lan đang trên đà
tăng trưởng. Quan trọng hơn hết là các yếu tố kinh doanh không liên quan
nhiều đến xuất xứ quốc gia của món ăn.
Những yếu tố này gồm những gì thưa ông?
TS. Alan Phan: Tôi đã từng thất bại trong việc kinh doanh nhà hàng cách
đây 28 năm, nên sau đó, có tìm hiểu thêm về các chất tố thành công cho một
nhà hàng. Vài thống kê và nghiên cứu cho thấy món ăn ngon chỉ chiếm
khoảng 17% trong quyết định chọn lựa một nhà hàng của khách. Các yếu tố
quan trọng không kém là kinh nghiệm quản lý, thương hiệu, phong cách,
môi trường, vị trí, sự thuận lợi và tiện nghi dựa theo mục đích của khách, giá
cả, thói quen của khách hàng, tiêu chuẩn sạch và cách phục vụ. Dĩ nhiên,