TS. Alan Phan: Hiện nay, bánh mì kẹp thịt của Việt Nam khá giống sản
phẩm và mô hình kinh doanh của xâu chuỗi Subway Sandwich lớn nhất toàn
cầu. Subway thành công nhờ sản phẩm khá đa dạng, đơn giản, nhiều dinh
dưỡng (khi so với các chuỗi burger hay gà rán) nhưng hợp khẩu vị. Thêm
vào đó, cách phục vụ nhanh chóng, bảo đảm về đồng nhất của chất lượng,
môi trường sạch là các yếu tố quan trọng khác.
Bắt chước thành công của Subway là xâu chuỗi bánh mì kẹp thịt của Pret a
Manger, Oliver's, Delifrance... tại Á châu. Còn khắp thế giới, loại bánh mì
Hy Lạp, Thổ Nhĩ Kỳ... cũng khá phổ biến. Nếu có doanh nhân nào muốn tạo
nên một xâu chuỗi bánh mì thịt Việt như Lee's Sandwiches ở California, thì
cũng có thể thành công tùy sức mạnh quản lý và khả năng tài chính. Nhưng
chỉ cần bán bánh mì thịt mà giàu... thì hơi hoang tưởng.
Còn phở Việt Nam? ông đánh giá có cơ hội không?
TS. Alan Phan: Tôi tin là nếu doanh nhân nào muốn thiết lập một chuỗi
thức ăn nhanh dùng bánh mì hay phở hay cơm kẹp, xôi, cháo, bún... làm sản
phẩm thì có thể tìm ra những nghiên cứu về sự thành công của các chuỗi
thức ăn nhanh. Phở 24 đã tạo những tiếng vang cho phở Việt lúc đầu. Khi có
kế hoạch bài bản, nhóm quản trị giỏi và sáng tạo, lợi thế cạnh tranh, vốn
mạnh... các doanh nhân đều có cơ hội thành công trong ngành ẩm thực.
Qua đến lĩnh vực quán cà phê, theo ông thì liệu chúng ta có thể xâm chiếm
tốt thị trường Mỹ hay các quốc gia lân cận?
TS. Alan Phan: Cái này thì phải hỏi ông Đặng Lê Nguyên Vũ hay ông gì
mua lại một thị trấn nhỏ bên Mỹ để... bán cà phê phin cho dân quê Mỹ. Họ
có dư thừa kinh nghiệm xương máu.
Người Việt mở khá nhiều quán ăn đủ loại ở Âu Mỹ hay Úc. Có ai đã thành
công và đạt đỉnh của danh tiếng, cũng như lợi nhuận?
TS. Alan Phan: Tôi không rõ lắm vì qua đến Âu Mỹ, tôi lại ít chọn quán ăn
Á châu. Tuy nhiên, ngoài các nhà hàng phục vụ chính yếu cho Việt kiều,
quán ăn của gia đình chị An tên Crustaceans ở Beverly Hills tạo nhiều tiếng