đây là các yếu tố cho một nhà hàng full-service của Mỹ. Một nhà hàng
tương tự ở Việt Nam hay một mô hình “thức ăn nhanh” có thể khác hơn ở
nhiều điểm.
Ông có thể tiết lộ về tình huống thất hại 28 năm trước về nhà hàng của ông?
TS. Alan Phan: Khoảng 1985, tôi kiếm khá tiền trong các kinh doanh khác,
nên không hề có ý định mở nhà hàng. Cô bạn gái người Anh sau vài tháng
cặp kè cho biết là cô đã từng học ở Cordon Bleu ở Paris nên mong ước làm
chủ một nhà hàng Pháp ở California. Vì mê gái, tôi đành chiều ý, Tuy nhiên,
sau khi đầu tư hơn 250.000 đô la để hoàn tất, tôi khám phá là cô bạn gái đã
không biết nấu ăn lại còn không quản lý nổi, nên phải thuê các nhân viên
khác thay thế. Riêng mình phải chạy ngược xuôi, vùa trông coi tiền bạc vừa
tìm người sang lại cửa hàng. Tóm tắt, tôi mất gần 1 năm và 100.000 đô la
trong phi vụ này. Không đau vì tiền, nhưng vẫn ngậm ngùi khi mất một cô
bạn gái lý tưởng.
Sau này, tôi ghét ai thì thích xúi người ta mở nhà hàng. Đây là một ngành
nghề khó khăn nhất với nhiều doanh nhân tại Mỹ vì tỷ lệ thành công lớn rất
hiếm hoi.
McDonald’s đã tiến vào thị trường Việt Nam gây nhiều ồn ào trên các mạng
truyền thống. Ông nghĩ thế nào về lợi thế cạnh tranh của họ?
TS. Alan Phan: McDonald's là thương hiệu lớn toàn cầu lại do một doanh
nhân nổi tiếng nhất Việt Nam chủ trì nên gây nhiều dư luận ồn ào. Tuy
nhiên, sự thành công sau cùng, nếu có, của McDonald’s tại Việt Nam tùy
thuộc rất nhiều vào sức mạnh nội tại của bộ máy quản lý trong việc điều
hành và sử dụng lợi thế thương hiệu. Quan trọng nhất là họ có đáp ứng được
nhu cầu của khách hàng tiềm năng mà họ đã định vị. Cạnh tranh từ các xâu
chuỗi khác như Burger King, KFC, Pizza Hut hay Lotteria... cũng là một yếu
tố rủi ro.
Nhiều nơi cho là bánh mì kẹp thịt Việt Nam có thể cạnh tranh rất tốt trong
thị trường thức ăn nhanh của thế giới?