Khi có chút thành công, chủ doanh nghiệp không thiếu những cám dỗ từ cơ
hội mới hay bạn bè mới. Nhưng nếu xao lãng các nhiệm vụ phải làm cho
mục tiêu chính yếu ban đầu của công ty, người chủ có thể mất cả chì lẫn
chài.
THẤT BẠI KHÔNG THỂ LÀ MỘT LỰA CHỌN
Một người làm công với đầy đủ kỹ năng và kinh nghiệm có thể bỏ việc
ngang và tìm cơ hội khác. Có thể họ chỉ mất vài tháng không lương và lại
tiếp tục mọi phúc lộc đang được hưởng thụ. Nhưng người chủ doanh nghiệp
không may mắn đến vậy.
Khi bỏ cuộc, ngoài chuyện mất hết tài sản đã ky cóp xây đắp bao nhiêu năm,
họ còn đánh mất mọi danh dự và tự trọng trong mắt rất nhiều người thân: từ
gia đình bạn bè đến nhân viên đối tác hay khách hàng. Nặng nể nhất là trách
nhiệm với những “stake holders” đã đầu tư nhiều công sức và tiền bạc vào
doanh nghiệp.
Tinh thần “không thể thua” khi khởi nghiệp là một động lực tốt; nhưng nó
cũng là một áp lực quá lớn sẵn sàng huy diệt hạnh phúc gia đình, sức khỏe
cá nhân, tâm thần an bình và làm thay đổi nhiều cá tính đáng yêu.
Như trong thánh kinh Thiên Chúa Giáo, “Tốt gì khi chúng ta cố thể chiếm
đoạt thế giới, nhưng phải trao đổi bằng linh hồn mình?”
PHẢI BIẾT SỐNG CÔ ĐƠN VÀ TỰ TẠO ĐỘNG LỰC
Mặc cho những tiếng cười thâu đêm trong các dạ tiệc, mặc cho những hào
nhoáng vật chất khoác lên thân mình 24/7, mặc cho những chiêu PR bao
quanh hàng ngày.. không ai cô đơn nhiều hơn một doanh nhân, khi thành
công hay khi thất bại. Tôi chia sẻ nhiều lần với các bạn doanh nhân trẻ là
đừng bao giờ than vãn hay khoe khoang với bất cứ ai, dù là “bạn bè”. Nếu
mình thua, họ sẽ hể hả trong lòng; nếu mình thắng, họ sẽ ghen tị. Hollywood
có câu nói, “đừng bao giờ để bọn chúng thấy mình đổ mồ hôi (don’t let
them see you sweat)”.