25% số tiền lời của cửa hàng. Tôi cũng được quyền mua lại 30% tổng số cổ
phiếu của công ty với giá vốn (book value) trong 2 năm tới. Các ông đang
lỗ, chắc chắn không mất gì trong phi vụ này”.
Tuấn đồng ý và Gary bắt đầu ứng dụng nghệ thuật sáng tạo về tiếp thị với
các hoạt động hàng ngày. Gary đi tiếp xúc các câu lạc bộ thể thao trong
vùng, từ các đội bóng chày nhỏ của trẻ em đến các sân golf, tennis, polo…
của các người giàu. Ông còn lập ra chương trình trả hoa hồng cho các người
“giới thiệu” và các khách hàng lớn. Ông cũng cất công đi liên tục tìm các
nhà tài trợ cho các chương trình thể thao ông sáng lập. Sau 2 tháng, cửa
hàng có lời và thu nhập của Gary gia tăng đều đặn. Một năm sau, ông mua
lại 30% công ty và 3 năm sau, ông làm chủ 100%. Tuấn ôm được mớ tiền, đi
xuống Mexico mở quán bar, tìm thêm vài cô vợ Mễ. Mọi người vui vẻ.
SÁNG TẠO VÌ HOÀN CẢNH
Sau này, những khi ngồi tâm sự riêng với nhau, Gary mới kể cho tôi thêm về
nhiều mẩu chuyện khác của đời ông. Sinh ra trong một gia đình thật nghèo ở
Arkansas vào thời sau Đại Suy Thoái của Mỹ, ông phải bỏ học từ lớp 7 để
giúp cha mẹ nuôi 8 đứa em. Ông làm đủ mọi nghề và chưa bao giờ thất
nghiệp một ngày nào, dù không có một học thức hay bằng cấp chính thống
nào. Bí quyết của ông là tìm hiểu thật rõ về vấn đề người chủ doanh nghiệp
đang đối diện và tìm một giải pháp thỏa đáng trước khi tiếp cận.
Gary nói, “Tôi thấy các bạn trẻ cũng như già đi tìm việc thật buồn cười.
Doanh nghiệp đang thua lỗ, trên đường phá sản, muốn đuổi hết nhân viên
chưa xong, mà họ lại mở miệng hãy cho tôi một việc làm, trả lương tôi hàng
tuần và may ra, tôi có thể giúp. Thay vì giải pháp, họ đề nghị thêm một vần
đề mới cho doanh nghiệp? Nhân viên cũ cũng không khá gì hơn. Họ áp lực
mọi cách để hưởng thêm quyền lợi bất chấp sự suy sụp của công ty.”
Dĩ nhiên không phải lúc nào Gary cũng thành công với giải pháp đề nghị.
Nhiều lần ông cũng mất trắng nhiều thì giờ không lương bổng, hay phạm
những sai lầm gây khó thêm cho doanh nghiệp. Nhưng ông ta hãnh diện nói