tư duy sống và làm việc như đang ở tại một quốc gia tiền tiến (các anh chị
em phần lớn đến từ các gia đình nông dân quanh đồng bằng Cửu Long).
Mô hình kinh doanh của nhà máy là khai thác công nghệ nano để xuất khẩu
các lọai polymer linh động trong ngành in nhiệt CTP với những laser hồng
ngoại hay tử ngoại. Đặt tại môi trường thôn quê cách tỉnh Trà Vinh 15 cây
số, nhà máy như một ốc đảo huyền thoại của Dr. No trong cuốn phim cùng
tên của điệp viên James Bond 007.
Hiện nay, với hơn 530 nhân viên, doanh thu của nhà máy chỉ 12 triệu dollars
(hơn 70% xuất khẩu) nhưng lợi nhuận lên đến 3 triệu dollars. Trên hết,
lương nhân viên cao hơn lương tại các thành phố lớn, cùng với cơ hội thăng
tiến tràn ngập vì những khóa đào tạo liên tục của công ty. Công viên nhà
máy nhiều cây xanh hơn những khu du lịch sinh thái mà tôi đã đi qua. Quỹ
Jaccar của Pháp đầu tư 12 triệu dollars để chiếm 30%, cho công ty một thị
giá hơn 40 triệu dollars. Công ty không có một khoản nợ ngân hàng nào.
Các tình trạng kinh tế vĩ mô hoàn toàn không ảnh hưởng đến kết quả kinh
doanh. Với 1 triệu dollar và không một thế lực nào “chống lưng”, anh chị
Mỹ đã kiếm được rất nhiều tiền cho mình, mọi người liên quan và cả tỉnh
Trà Vinh. Chúng ta cần khoảng 1,000 anh chị Mỹ khắp Việt Nam để đất
nước bắt kịp đà tiến của nhân loại.
Đêm về, trong buổi trò chuyện với anh chị Mỹ và một số nhân viên quản lý
trẻ (không ai trên 30 tuổi), chúng tôi nói về giả thuyết “tư duy quyết định
định mệnh” của con người cũng như của doanh nghiệp và ngay cả của quốc
gia. Tôi xác định lại niềm tin sâu xa của tôi vào con người Việt, như tôi đã
tin vào chị Gấm (bài Niềm Tin Vào Con Người Việt của tôi), như tôi đã tin
vào đám thuyền nhân trôi dạt khắp xứ người với hai bàn tay trắng, như tôi
đang tin vào thế hệ trẻ hiện nay đang dò dẫm tìm lối thoát trong giông bão;
và như tôi vẫn còn tin vào một phép lạ nào đó ở giờ thứ 25.
Niềm tin mà tôi tưởng đã mất lại le lói hiện ra trên một cánh đồng nhỏ vùng
Trà Vinh trong những tâm hồn nhân hậu, tử tế không bị ô nhiễm bởi những