thì cơ hội thất bại cũng gần như tương đương với thành công. Và ta phải đối
diện với nó.
Vâng, rất nhiều doanh nhân, thậm chí là nhiều người, khi gặp thất bại thỉ dễ
nhụt chí thỏa hiệp lắm. Như ông đã nói, phải đối diện với thất bạt Vậy thì có
cách nào để tự tin vượt qua thất bại để đạt đến thành công?
TS. Alan Phan: Thật ra không phải là sự tự tin, Chúng ta phải phân tích thật
kĩ càng cơ hội thất bại và thành công. Nhưng tôi nghĩ tôi khác nhiều doanh
nhân ở chỗ, tôi không coi thất bại là kẻ thù. Mình phải coi nó là một người
bạn, vì thật tình, nó giúp mình nhiều hơn thành công. Nó giúp mình cải tiến
hiệu năng, kĩ năng, giúp mình có những bài học đáng giá hơn tất cả bài học
trong lớp. Chúng ta phải quan niệm thất bại chi là một kết quả thôi. Tôi đá
nói rất nhiều với các bạn trẻ. Cũng như Edison ở trong phòng thí nghiệm,
ông ta cũng đã thất bại hơn một ngàn mấy trăm lần trước khi đạt đến thành
công là sáng chế ra bóng đèn điện. Một hai lần thất bại của chúng ta có là gì
đâu.
Cái thứ hai là tư duy của người Á Đông mình, coi thất bại là một chuyện
đáng xấu hổ, và họ che giấu những thất bại của mình, từ đó, có thêm nhiều
mặc cảm. Để rồi không dám làm những gì mình thích, co rúm lại để che
giấu đi những thất bại bị cho là đau thương. Đối với tôi, dù thất bại hay
thành công cũng chỉ là một cái kết quả để mình đi tiếp, có vậy thôi. Đĩ nhiên
là mình phải trả giá những thất bại của mình, nhưng rất vui vẻ mà trả giá.
Và đừng có giấu giếm. Đối với tôi, từ bạn bè cho đến nhân viên, đối tác,
khách hàng... hễ thất hại thì tôi đều “ố kê, chúng ta đã thất bại trong vấn đề
đó” bây giờ sẽ cùng tìm ra một giải pháp để sửa đổi và tìm ra con đường đi
mới.
Ông nói thất bại cũng là một giá trị mới trong việc kinh doanh của mình.
Nhưng thực tế, khi làm ăn với một đối tác, một doanh nghiệp, nếu mình biết
được rằng họ thành công, luôn có hướng đi lên thì vẫn là một biện pháp an
toàn hơn là một doanh nghiệp có quá nhiều thất bại, quá nhiều thăng trầm
phải không ạ?